Câu 1: Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á? Liên hệ sông ngòi Việt Nam. Câu 2: a) Trình bày đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á? Tại sao dân cư châu Á phân bố ko đồng đều? b) Dân cư châu Á đông, gia tăng nhanh nhưng lại phân bố ko đồng đều đã tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường như thế nào?

2 câu trả lời

Câu 1: Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á? Liên hệ sông ngòi Việt Nam.

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài >10km, trong đó có 106 dòng chính còn lại là phụ lưu. Dọc trên đường bờ biển trung bình cứ 20km lại có một con sông đổ ra cửa biển. Còn các con sông lớn như sông Cửu Long, sông Hồng, sông Đồng Nai đa phần là bắt nguồn từ nước ngoài. ...

Câu 2: a) Trình bày đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á? Tại sao dân cư châu Á phân bố ko đồng đều?

– Châu Á luôn có số dân đứng đầu thế giới.

– Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

– Dân số tăng nhanh mật độ dân số không đồng đều.

Dân cư của châu Á phân bố không đồng đều: điều kiện tự nhiên, lịch sử phát triển, đặc điểm phát triển kinh tế,địa hình,Khí hậu phân hóa khác nhau,..

b) Dân cư châu Á đông, gia tăng nhanh nhưng lại phân bố ko đồng đều đã tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường như thế nào?

Dân cư châu Á đông, gia tăng nhanh nhưng lại phân bố ko đồng đều đã tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường là:

Về  kinh tế và xã hội: 

Về kinh tế: nhiều người mất việc do dân số tăng nhanh.

Về xã hội: tệ nạn xã hội nhiều hơn, cướp bốc ngày càng nhiều, ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng.

Về tài nguyên thiên nhiên và môi trường:

- cạn kiện;

-ôn nhiễm khói bụi,....

gửi bn ʕっ•ᴥ•ʔっ

1. Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...
  • Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

*Đặc điểm nổi bật dân cư - xã hội Châu Á :

- Dân số đông, tăng nhanh .

- Mật độ dân số cao , phân bố không đồng đều .

- Dân cư chủ yếu thuộc các chủng tộc : Môn- gô - lô - it , Ơ - rô - pê - ô - it , một số ít chủng tộc Ô - xtra - lô - ít

- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động: Kinh tế, văn hóa và xã hội.

Dân cư Châu Á tăng nhanh và phân bố không đồng đều .

Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Còn dân cư Châu Á phân bố không đồng đều là vì Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi, khí hậu không phát triển ở sâu trong nội địa.

-  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước