câu 1 tiêu hóa lí học và hóa học ở khoang miệng,dạ dày,ruột non câu 2 chức năng đường dẫn khí và 2 lá phổi câu 3 trao đổi khí ở phổi và tế bào câu 4 đông máu và cơ chế đông máu câu 5 sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (xuất phát từ đâu và kết thúc ở đâu) câu 6 bạch cầu và chức năng của bạch cầu câu 7 thí nhiệm và tính chất hóa học của xương câu 8 tính chất của cơ,mỏi cơ,khái niệm nguyên nhân câu 9 cấu tạo và chức năng của tế bào ( GẠCH Ý GHI RÕ CÂU TRẢ LỜI)

1 câu trả lời

Câu 1

 * Tiêu hóa ở trong khoang miệng:

- Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện
các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước
bọt, tạo viên vừa để nuốt
- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn
thành đường mantozo

* tiêu hóa ở trong dạ dày

-  Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm
3 – 10 axit amin

* Lưu ý: thức ăn dc lưu giữ ở dạ dày từ 3 - 6 giờ

* Tiêu hóa ở ruột non:

- Biến đổi lí học:

+ Tiết dich tiêu hóa của tuyến ruột gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn.

+ Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa
+ Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ
- Biến dổi hóa học: sự phân cắt cá đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng

Câu 2

Chức năng của:
+Đường dẫn khí: Dẫn khí ra và vào phổi, làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí vào phổi, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
+Phổi: Trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.

Câu 3

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít
vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của $O_{2}$từ không khí ở phế nang vào máu và của
$CO_{2}$ từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của $O_{2}$ từ máu vào tế bào của $CO_{2}$ từ tế bào vào
máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao
tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và
trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu -
>tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch.

Câu 4 

* Khái niệm: Sự đông máu là một quá trình phức tạp qua đó tạo ra các cục máu đôngĐông máu là một cơ chế quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máu đông chứa tiểu cầu  sợi huyết.

Cơ chế đông máu:

Bình thường, trong máu và trong các mô có các chất gây đông và chất chống đông, nhưng các chất gây đông ở dạng tiền chất, không có hoạt tính. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ hoạt hóa các yếu tố đông máu theo kiểu dây truyền làm cho máu đông lại.

Quá trình đông máu xảy ra qua 3 giai đoạn :

- Giai đoạn tạo thành phức hợp prothrombinase (1)

- Giai đoạn tạo thành thrombin (2)

- Giai đoạn tạo thành fibrin (3)

Câu 5

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

Câu 6

- Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,... Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau nhưng đều thống nhất trong nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể.

Dựa vào hình dáng của nhân và sự có mặt hoặc không có mặt của các hạt bào tương trong tế bào, các hạt này chủ yếu là các tiêu thể (lysosome), mà người ta phân loại ra các loại bạch cầu:

  • Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân): là bạch cầu chứa những hạt lớn trong bào tương. Tùy theo sự bắt màu của các hạt trong bào tương, bạch cầu hạt lại chia ra: bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base.
  • Bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân): là những bạch cầu không có hạt trong bào tương. Bạch cầu không hạt gồm 2 loại là: bạch cầu mono và bạch cầu lympho.

*Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâmnhập vào cơ thể. Nhìn chung, chúng có các đặc tính sau để thích hợp với chức năng này:

- Xuyên mạch: tự biến đổi hình dạng để chui qua giữa các tế bào nội mô mạch máu vào tổchức xung quanh.

- Vận động: kiểu a-míp (bằng chân giả) để đến các tổ chức cần nó.

- Hoá ứng động: bạch cầu bị hấp dẫn đến vị trí tổn thương khi có các hoá chất được giải phóng ra bởi tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn, và khi có các phức hợp miễn dịch.

- Thực bào: bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi tiêu hoá chúng. Tuy nhiên không phải loại bạch cầu
nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên. Bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào thể hiện đầy
đủ và mạnh mẽ các đặc tính này nhất.

- Chức năng của bạch cầu hạt trung tính Bạch cầu
hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chúng rất
vận động và thực bào tích cực. Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi
khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là lysosome
chứa enzyme thuỷ phân. Các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu
hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Bạch cầu hạt
trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá
trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn
thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối đa khoảng 5-20 vi khuẩn.

Câu 7

Sau khi bỏ vào axit HCl thì xương mềm, có thể uốn cong do trong xương chỉ còn còn chất cốt giao.

- Bóp phần đã đốt ta thấy xương bở ra, bởi vì trong xương chỉ còn lại các chất vô cơ.

- Từ các thí nghiệm trên ta rút ra kết luận: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ (cốt giao) và các chất vô cơ (chất khoáng chủ yếu là canxi).

Câu 8

*Khái niệm:

  • Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ).
  • Cấu tạo tế bào cơ:
    • Gồm nhiều tơ cơ (tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xen kẽ nhau)
    • Phần đĩa sáng không có sự xen kẽ của 2 loại tơ cơ gọi là tấm Z.
    • Tiết cơ là đơn vị cấu trúc của cơ nằm giữa 2 tấm Z.

* Tính chất của cơ

  • Cơ có tính chất co và dãn nhờ sự di chuyển của các tơ cơ.
  • Khi tơ cơ mảnh xuyên sau và tơ cơ dày thì cơ co. Và ngược lại, cơ dãn.

* Mỏi cơ:

  • Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.
  • Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic.

Câu 9

*Cấu tạo của tế bào :
-Màng sinh chất
-Chất tế bào :
+Ti thể
+Ribôxôm, lưới nội chất ,bộ máy Gôngi
+Trung thể
-Nhân :
+Nhiễm sắc thể
+Nhân con
*Chức năng chính của tế bào :

thực hiện trao đổi chất, năng lượng ,cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm