Câu 1: Thành phần hoá học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là: A. ADN và prôtêin B. ARN và gluxit C. Prôtêin và lipit D. ADN và ARN Câu 2: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại ? A. Đường đơn B. Đường đa C. Đường đôi D. Cácbonhidrat Câu 3: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là: A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới. C. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới. D. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới. Câu 4: Các nguyên tố vi lư­ợng thư­ờng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì: A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật. B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym. C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật. D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh tr­ưởng nhất định. Câu 5: Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là : A. Hoá năng B. Nhiệt năng C. Điện năng D. Động năng Câu 6: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ? A. Màng sinh chất B. Mạng lưới nội chất C. Vỏ nhày D. Lông roi Câu 7: Giới nguyên sinh bao gồm A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh. B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh . C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh. D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh. Câu 8: Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là : A. Các hợp chất vô cơ B. Các hợp chất hữu cơ C. Các nguyên tố đại lượng D. Các nguyên tố vi lượng Câu 9: Trên màng lưới nội chất trơn có chúa nhiều loại chất nào sau đây : A. Enzim B. Hoocmon C. Kháng thể D. Pôlisaccarit Câu 10: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. Cacbon. B. Hydro. C. Oxy. D. Nitơ Câu 11: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi A. Nhóm amin của các axit amin B. Nhóm R của các axit amin C. Liên kết peptit D. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin Câu 12: Đặc điểm của phân tử prôtêin bậc 1 là : A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng không xoắn cuộn. B. Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn đặc trưng. C. Chuỗi pôlipeptit ở dạng cuộn tạo dạng hình cầu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 13: Giới khởi sinh gồm: A. virut và vi khuẩn lam. B. nấm và vi khuẩn. C. vi khuẩn và vi khuẩn lam. D. tảo và vi khuẩn lam. Câu 14: Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại? A. Pentôzơ B. Glucôzơ C. Mantôzơ D. Fructôzơ Câu 15: Sự thẩm thấu là : A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng. B. Sự khuyếch tán của các phân tửu đường qua màng. C. Sự di chuyển của các ion qua màng. D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng. Câu 16: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực. Câu 17: Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là : A. Đường, axit và Prôtêin B. Đường, bazơ nitơ và axit C. Axit, Prôtêin và lipit D. Lipit, đường và Prôtêin Câu 18: Người ta chia làm 2 loại vi khuẩn, vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương dựa vào yếu tố sau đây ? A. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân. B. Cấu trúc của plasmit. C. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân hay vùng nhân. D. Cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào. Câu 19: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài. B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong. C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài. D. có bộ xương trong và cột sống. Câu 20: Ngoài bazơ nitric có trong phân tử còn lại của phân tử ATP là : A. 3 phân tử đường ribô và 1 nhóm phôtphat B. 1 phân tử đường ribô và 3 nhóm phôtphat C. 3 phân tử đường đêôxiribô và 1 nhóm phôtphat D. 1 phân tử đường đêôxiribô và 3nhóm phôtphat

2 câu trả lời

Câu 1: A (sgk sinh 10 trang 37 mục I)

Câu 2: D. Cacbohidrat

Câu 3: C. loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới

Câu 4: B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các enzim

Câu 5: A. Hoá năng (sgk sinh 10 trang 53)

Câu 6: B. Mạng lưới nội chất

Câu 7: D (sgk sinh 10 trang 11)

Câu 8: C

Câu 9: A. (enzim này tham gia vào quá trình tổng hợp lipit)

Câu 10: A

Câu 11: D

Câu 12: A (sgk sinh 10 trang 23)

Câu 13: C (nấm thuộc giới nấm, tảo thuộc giới nguyên sinh, virus không phải một dạng sống)

Câu 14: C (Mantozo là đường đôi còn lại là đường đơn)

Câu 15: D

Câu 16: D

Câu 17: B (cụ thể là đường $C_{5}H_{10}O_{6}$ hoặc $C_{5}H_{10}O_{5}$, bazo nito gồm $A,T (U), G, X$ và axit photphoric)

Câu 18: D

Câu 19: D

Câu 20 B (sgk sinh 10 trang 54)

 

Câu 1: Thành phần hoá học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là:
A. ADN và prôtêin
B. ARN và gluxit
C. Prôtêin và lipit
D. ADN và ARN 

____________________________________________

Câu 2: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại ?
A. Đường đơn
B. Đường đa
C. Đường đôi
D. Cácbonhidrat

________________________________________

Câu 3: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:  
A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
C. loài - chi- họ -  bộ -  lớp - ngành - giới.
D. loài -  chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

______________________________________

Câu 4: Các nguyên tố vi lư­ợng thư­ờng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:
A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh tr­ưởng nhất định.

__________________________________

Câu 5: Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là :
A. Hoá năng
B. Nhiệt năng
C. Điện năng
D. Động năng 

__________________________________

Câu 6: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ?
A. Màng sinh chất 
B. Mạng lưới nội chất
C. Vỏ nhày
D. Lông roi 

____________________________________
Câu 7: Giới nguyên sinh bao gồm
A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.

______________________________
Câu 8: Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là :
A. Các hợp chất vô cơ
B. Các hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố đại lượng
D. Các nguyên tố vi lượng 

__________________________________
Câu 9: Trên màng lưới nội chất trơn có chúa nhiều loại chất nào sau đây :
A. Enzim
B. Hoocmon
C. Kháng thể
D. Pôlisaccarit

_____________________________________
Câu 10: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon.
B. Hydro.
C. Oxy.
D. Nitơ

___________________________________
Câu 11: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi
A. Nhóm amin của các axit amin
B. Nhóm R của các axit amin
C. Liên kết peptit
D. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin

________________________________________________
Câu 12: Đặc điểm của phân tử prôtêin bậc 1 là :
A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng không xoắn cuộn.
B. Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn đặc trưng.
C. Chuỗi pôlipeptit ở dạng cuộn tạo dạng hình cầu.
D. Cả A, B, C đều đúng.

____________________________________
Câu 13: Giới khởi sinh gồm:
A. virut và vi khuẩn lam.
B. nấm và vi khuẩn.
C. vi khuẩn và vi khuẩn lam.
D. tảo và vi khuẩn lam.

____________________________________
Câu 14: Loại đường  nào sau  đây  không cùng nhóm  với  những  chất còn lại?
A. Pentôzơ
B. Glucôzơ   
C. Mantôzơ
D. Fructôzơ  

_____________________________________
Câu 15: Sự thẩm thấu là :
A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng.
B. Sự khuyếch tán của các phân tửu đường qua màng.
C. Sự di chuyển của các ion qua màng.
D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng.

_______________________________________
Câu 16: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.

__________________________________
Câu 17: Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là :
A. Đường, axit và Prôtêin
B. Đường, bazơ nitơ và axit
C. Axit, Prôtêin và lipit
D. Lipit, đường và Prôtêin 

______________________________________
Câu 18: Người ta chia làm 2 loại vi khuẩn, vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương dựa vào yếu tố sau đây ?
A. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân.
B. Cấu trúc của plasmit.
C. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân hay vùng nhân.
D. Cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào. 

______________________________________________________
Câu 19: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là
A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.          
B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. có bộ xương trong và cột sống.

_________________________________________
Câu 20: Ngoài bazơ nitric có trong phân tử còn lại của phân tử ATP là :
A. 3 phân tử đường ribô và 1 nhóm phôtphat
B. 1 phân tử đường ribô và 3 nhóm phôtphat
C. 3 phân tử đường đêôxiribô và 1 nhóm phôtphat
D. 1 phân tử đường đêôxiribô và 3nhóm phôtphat

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Đời sống là một cuộc hành trình. Trên hành trình ấy, chúng ta không thể kiểm soát được hết những gì sẽ xảy ra, nhưng lại có thể lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Mỗi ngã rẽ trong cuộc đời đều cất giấu trong nó những bí ẩn thăm sâu. Ở đó, đôi lúc là niềm vui, hy vọng và đam mê, cũng có khi lại là nỗi buồn , sự chán nản và thất vọng. Làm thế nào để biết được đầu là con đường dân đến thành công và hạnh phúc? Điều đó phụ thuộc vào chính bản thân ta là người năm giữ tương lai của chính mình. Thay vì chỉ chú trọng đến việc thực hiện những kỳ vọng mà người khác đặt ra cho mình, ta nên chủ động phát huy những giá trị của bản thân. Vì vậy, chúng ta nên xác định mục tiêu cụ thể để phần đấu, đông thời tự tạo ra những cơ hội lựa chọn mới cho bản thân. Khi không hiểu rõ điều gì thực sự cần thiết cho mình, mọi thứ với ta sẽ rất dễ trở nên vô nghĩa. Tương tự, khi không xác định được mình đang đi đâu, con đường chúng ta đi sẽ trở nên mịt mù, bất trắc. Thành công và tương lai phụ thuộc vào lựa chọn hôm nay. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để vững tin trên con đường phía trước." C1: Theo tác giả "làm thế nào để biết được đâu là con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc " câu 2: Căn cứ vào văn bản hãy cho biết "những bí ẩn thẳm sâu" được cất giấu trong mỗi ngã rẽ cuộc đời là gì? C3: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói:" khi không hiểu rõ điều gì thực sự cần thiết cho mình ,mọi thứ với ta sẽ rất dễ trở nên vô nghĩa" Câu 4 : Anh chị có đồng tình với quan điểm : "thay vì chỉ chú trọng đến việc thực hiện những kỳ vọng mà người khác đặt ra cho mình ta nên chủ động phát huy những giá trị của bản thân "không ?vì sao?

2 lượt xem
1 đáp án
12 giờ trước