Câu 1: Tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Mùa hạ ở đây lại đến sớm và không có mưa phùn?
2 câu trả lời
Câu 1: Tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Mùa hạ ở đây lại đến sớm và không có mưa phùn?
TL :
Các điều kiện khí hậu có quan hệ mật thiết với vị trí địa lí và các đặc điểm địa hình trong miền. Do các khối núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên đã làm cho số lần phrông lạnh tràn tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chỉ bằng trên dưới 1/2 lần của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Như thế trung bình cứ 2 lần phrông lạnh tràn xuống Việt Nam thì có 1 lần không qua được các khối núi bình phong, nhất là vào đầu và cuối mùa lạnh. Không khí lạnh chỉ tràn vào Tây Bắc qua các thung lũng sông ăn thông xuống đồng bằng duyên hải, hoặc qua các đèo ở dãy Hoàng Liên Sơn. Do vậy, khi đến Tây Bắc, không khí lạnh đã bị biến tính (nóng lên và khô đi). Vì thế, nền nhiệt độ ở đây so với nơi có cùng độ cao tuyệt đối của khu Việt Bắc và Đông Bắc thì nóng hơn đến 2-3°. Phải lên đến độ cao 500m mới có tháng rét dưới 15°.
Ở phía Mianma (Miến Điện) và có khi lấn sang Tây Bắc Việt Nam hay xuất hiện một áp thấp ngay cả trong mùa đông: khi có áp thấp, thời tiết nóng dễ xuất hiện, đôi khi có cả giông trái mùa. Đây cũng là điều kiện làm cho mùa đông ở Tây Bắc có phần nóng và ngắn, mùa hạ đến sớm, không có mùa xuân mưa phùn ảm đạm như Bắc Bộ và Thanh Hóa.
Về mùa đông, các đợt gió mùa đông bắc lạnh đã bị chặn lại bởi Hoàng Liên Sơn và nóng dần lên khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (nơi ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc).