Câu 1: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Triết học gọi là A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội. D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 2: Trong lí luận về mâu thuẫn, người ta gọi quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống là gì? A. Hai yếu tố. B. Những thuộc tính. C. Những sự vật. D. Hai mặt đối lập. Câu 3: Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là A. những mặt đối lập xung đột với nhau. B. nhiều mặt đối lập trong một sự vật. C. hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau. D. hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau Câu 4: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải A. thống nhất biện chứng với nhau. B. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. C. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. liên tục đấu tranh với nhau. Câu 5: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập. C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập. D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập. Câu 6: Theo Triết học duy vật biện chứng, nguồn gốc vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng là A. khách quan. B. tất yếu. C. mâu thuẫn. D. quy luật. Câu 7: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập B. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập C. sự điều hòa giữa các mặt đối lập D. sự phủ định giữa các mặt đối lập Câu 8: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập A. liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại. B. gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau. C. thống nhất biện chứng với nhau. D. cùng bổ sung cho nhau phát triển. Câu 9: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường như thế nào giữa các mặt đối lập? A. Hợp tác, thương lượng. B. Đấu tranh . C. Hòa bình. D. Thỏa hiệp. Câu 10: Theo Triết học duy vật biến chứng, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. vừa xung đột, vừa bài trừ nhau. B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. C. luôn xung đột và đấu tranh với nhau. D. liên hệ gắn bó và chuyển hóa lẫn nhau.
2 câu trả lời
Đáp án:
1. D.
2. D.
3. C. (sgk trang 25 đầu trang )
4. C.
5. A.
6. C.
7. A.
8. A. (Định nghĩa)
9. B.
10. B.