Câu 1. Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam? A. Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Khê (Gia Lai), Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn). C. Bàu Tró (Quảng Bình), Hạ Long (Quảng Ninh), Quỳnh Văn ( Nghệ An). D. Quảng Nam, Quảng Ngãi. Câu 2. Người tinh khôn còn được gọi là A. vượn người. B. Người tối cổ. C. Người quá khứ. D. Người hiện đại. Câu 3. Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, có thể A. đi bằng hai chi sau. B. làm đồ gốm, công cụ lao động. C. trồng trọt và chăn nuôi. D. đi lại, hoạt động giống người ngày nay. Câu 4. Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất được diễn ra như thế nào? A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ. C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người. D. Vượn người, Người tinh khôn, Người hiện đại. Câu 5. Tại Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích nào của Người tối cổ? A. Những công cụ lao động bằng sắt B. Những công cụ lao động bằng đồng C. Những công cụ lao động bằng đá D. Răng của Người tối cổ. Câu 6. Nguồn gốc của loài người là A. Người tối cổ. B. Người tinh khôn. C. vượn cổ. D. vượn người. Câu 7. Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là A. từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn. B. từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn. C. sự hình thành các chủng tộc trên thế giới. D. sự hình thành các quốc gia cổ đại. Câu 8. So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết A. săn bắt, hái lượm. B. ghè đẽo đá làm công cụ. C. dùng lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn... D. trồng trọt, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của Người tinh khôn? A. Biết trồng lúa và chăn nuôi gia súc. B. Sống thành bầy khoảng 5 - 7 gia đình lớn. C. Sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình. D. Biết làm trang sức tinh thế, làm đồ gốm. Câu 10. Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là gì? A. Nhóm người có chung dòng máu sống riêng biệt, không hợp tác kiếm sống. B. Nhóm gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống. C. Nhóm gồm vài chục gia đình, không có quan hệ huyết thống. D. Nhiều bầy người nguyên thủy cư trú trên cùng một địa bàn. Câu 11. Tổ chức xã hội của Người tối cổ có điểm nổi bật là sống thành A. một gia đình, có người đứng đầu. B. nhóm nhiều gia đình có quan hệ huyết thống, có người đứng đầu. C. từng bầy gồm vài gia đình, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. D. từng gia đình cư trú trong các hang động, mái đá. Câu 12. Trên đất nước Việt Nam, dấu vết nền nông nghiệp sơ khai được phát hiện ở nền văn hóa A. Hòa Bình. B. Bắc Sơn. C. Quỳnh Văn. D. Núi Đọ. Câu 13. Đứng đầu công xã thị tộc là A. tộc trưởng. B. bộ trưởng. C. xóm trưởng. D. tù trưởng. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng kim loại? A. Giúp con người khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt. B. Giúp con người có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà. C. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại. D. Tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên. Câu 15. Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ thứ II TCN. B. Thiên niên kỉ thứ III TCN. C. Thiên niên kỉ thứ IV TCN. D. Thiên niên kỉ thứ V TCN. Câu 16. Kim loại đầu tiên được con người phát hiện và sử dụng là A. đồng đỏ. B. đồng thau. C. sắt. D. nhôm. Câu 17. Cuối thời nguyên thủy, con người lần lượt phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại A. đồng đỏ, đồng thau, sắt. B. đồng thau, đồng đỏ, sắt. C. đồng đỏ, sắt, đồng thau. D. sắt, đồng thau, đồng đỏ. Câu 18. Việc sử dụng phổ biến công cụ kim loại, đặc biệt là công cụ bằng sắt đã tác động như thế nào đến kinh tế cuối thời nguyên thủy? A. Diện tích canh tác nông nghiệp chưa được mở rộng. B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm dư thừa. C. Năng suất lao động tăng, tạo ra sản phẩm chỉ đủ để ăn. D. Diện tích canh tác nông nghiệp được mở rộng, chất lượng sản phẩm chưa cao. Câu 19. Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú như thế nào? A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi. B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông lớn. C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá. D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó. Câu 20. Những con sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện cho các quốc gia Ai Cập cổ đại phát triển nền kinh tế A. thương nghiệp. B. thủ công nghiệp. C. nông nghiệp. D. dịch vụ.

1 câu trả lời

Câu 1:B. Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Khê (Gia Lai), Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).

Câu 2:D. Người hiện đại.

Câu 3:A. đi bằng hai chi sau.

Câu 4:A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.

Câu 5:C.Những công cụ lao động bằng đá.

Câu 6:C. vượn cổ.

Câu 7:B. từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.

Câu 8:D. trồng trọt, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.

Câu 9:B. Sống thành bầy khoảng 5 - 7 gia đình lớn.

Câu 10:B. Nhóm gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống.

Câu 11:B. nhóm nhiều gia đình có quan hệ huyết thống, có người đứng đầu.

Câu 12:A. Hòa Bình.

Câu 13:A. tộc trưởng.

Câu 14:C. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại.

Câu 15:C. Thiên niên kỉ thứ IV TCN.

Câu 16:A. đồng đỏ.

Câu 17:B. đồng thau, đồng đỏ, sắt.

Câu 18:B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 19:A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi.

Câu 20:C. nông nghiệp.