Câu 1: Nhận xét biểu đồ, lượng mưa của hai địa điểm tại hình 14.2, cho biết chứng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Câu 2: Khu vực ĐNA có những nét tương đồng và nét riêng biệt nào? Khu vực đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa bản sắc văn hóa như vậy có thuận luận lợi và khó khăn gì trong quá trình giao lưu hợp tác phát triển kinh tế-xã hội?
2 câu trả lời
Câu 1 :
- Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm tại hình 14.1 :
+ Nhiệt độ: đều cao quanh năm, ở Y-an-gun có sự chênh lệch 6 - 7o.
+ Lượng mưa: ở Pa-đăng lớn hơn, mưa quanh năm; ở Y-an-gun có mùa mưa qua nhiều (tháng 5 -9) và mùa mưa ít (tháng 11-4 năm sau).
+ Qua đó, có thể suy ra được: PA-đăng ở vùng xích đạo; Y-an-gun ở vùng nhiệt đới gió mùa.
- Vị trí các địa điểm đó trên hình 14.1 (dựa vào hình kí hiệu): Y-an-gua thuộc Mi-an-ma; P – Pa-đăng thuộc In-đô-nê-xi-a.
Câu 2 đang nghĩ xiu
C1
Nhận xét:
* Trạm Pa- đăng (P)
- Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 240C).
- Lượng mưa: lớn quanh năm (không có tháng nào lượng mưa dưới 250mm)
⟹ Pa-đăng thuộc kiểu khí hậu xích đạo (nóng ẩm, mưa nhiều); vị trí ở trên dãy núi Ba-ri-xan thuộc Đ. Xu-ma-tơ-ra, In-đô-nê-xi-a.
* Trạm Y-an-gun (Y)
- Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 230C), tuy nhiên biên độ nhiệt năm lớn.
+ Cao nhất là: tháng 5 (310C).
+ Thấp nhất là tháng 1 (240C).
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm là: 6-70C.
- Lượng mưa: mưa theo mùa
+ Các tháng mưa nhiều nhất là: tháng 5 – 9.
+ Các tháng mưa ít nhất là: tháng 11-4.
⟹ Y-a-gun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, vị trí ở Mi-an-ma.
C2/
Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng:
- Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa
- Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc
- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực
- Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo
=> tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển của các nước trong khu vực
Riêng biệt:
Khác nhau ở ngôn ngữ
=> giao tiếp khó khăn
Khu vực đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa bản sắc văn hóa như vậy có thuận luận lợi và khó khăn gì trong quá trình giao lưu hợp tác phát triển kinh tế-xã hội?
Thuận lợi:
- Vị trí địa lí thuận lợi cho các nước hợp tác với nhau.
- Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng.
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.
- Có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên
Khó khăn:
- Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nền kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
- Xung đột sắc tộc, xung đột chủ quyền
- Thường xuyên gặp thiên tai, bão lũ...