Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Hãy chọn câu trả lời đúng. Công thức tính áp suất là: A. p = $\frac{F}{S}$ B. p = $\frac{S}{F}$ C. F = $\frac{P}{S}$ D. F = $\frac{S}{p}$ Câu 2: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác? A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. Câu 3: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Đơn vị đo áp suất là gì ? A. Niutơn (N). B. Niutơn mét (Nm). C. Niutơn trên mét (N/m). D. Niutơn trên mét vuông (N/m2). Câu 4: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ? A. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. B. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ. C. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn. D. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn. Câu 5: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. B. Tăng diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 6: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? E. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. F. Tăng diện tích bị ép. G. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. H. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 7: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ? A. Trọng lượng của một vật treo trên lò xo. B. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó. C. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường. D. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt. Câu 8: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Lực nào sau đây không phải là áp lực? A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật Câu 9: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ? A. 540N. B. 54kg. C. 600N. D. 60kg. Câu 10: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. A. 36N/m^2. B. 36 000N/m^2. C. 360 000N/m^2. D. 18 000N/m^2.

1 câu trả lời

Câu 1: Công  thức  tính áp suất là:

A- p=$\frac{F}{S}$ 

Câu 2: Muốn tăng áp suất  một vật lên một vật khác ta:

B- Giữ  nguyên  áp  lực tác dụng vào vật, giảm  diện  tích  mặt  bị  ép

⇒ Ví  dụ: Ta  làm nhọn đầu kim khâu ( giảm  diện  tcích  bề  mặt bị ép ) để  kim  có  thể  dễ  dàng  luồn  được  qua  vải

Câu  3: Đơn  vị  đo áp suất  là:

D- Niutơn  trên mét vuông ( N/$m^{2}$ )

⇒ Vì  đơn vị đo áp suất là  Pa ( Paxcan ) mà  1Pa = 1N/$m^{2}$ 

Câu  4: Tác dụng của áp lực càng lớn khi:
A- Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ

Câu 5: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm:

D- Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép

⇒Ví  dụ: Đầu  đinh  đóng  tường  thường  được  làm  nhọn  để  dễ  dàng  đóng  chặt  vào  tường  ( giảm  diện  tích  bề  mặt  bị  ép )

Câu  6: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm:

H- Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép

⇒Ví  dụ: Lưỡi dao, kéo  thương  được  mài  nhẵn  để  tăng  độ sắt  bén ( giảm  diện  tích  bề  mặt  tiếp  xúc)

Câu  7: Lực  gây  ra  được áp lực là:

C- Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường

⇒ Vì  xe tác dụng một lực có phương vuông góc với mặt đường nên  trọng lượng  của xe tác dụng lên mặt đường là một áp lực

Câu  8: Lực sau  đây không  phải là áp lực:

C- Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn

⇒ Vì  lực  mà  kéo  vật  tác  dụng  lên  mặt  đường một lực kéo và  lực ma sát trượt nên lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn không phải là áp lực

Câu  9: Khối lượng của người đó là: B- 54kg

Tóm  tắt:

p= 18000 N/$m^{2}$ 

S= 0,03 $m^{2}$ 

F= ?N  = ?kg

Áp  lực mà một người đứng thẳng tác dụng lên một vật là:

p=$\frac{F}{S}$ ⇔ F= p.S  = 18000.0,03 = 540 N

m=10.N ⇔ N=$\frac{m}{10}$ = $\frac{540}{10}$ =54kg

Vậy  khối  lượng  của  người  đó  là  54kg

Câu  10: Áp suất của xe tăng lên mặt đất là: C- 360000 N/$m^{2}$ 

Tóm  tắt:

F= 45 tấn = 45000kg  = 450000N

S= 1,25 $m^{2}$ 

p= ? N/$m^{2}$ 

Áp  suất  của  xe  tăng lên  mặt đất là:

p=$\frac{F}{S}$ = $\frac{450000}{1,25}$ = 360000N/$m^{2}$ 

Vậy áp suất của xe tăng lên mặt  đất là 360000NN/$m^{2}$ 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm