Câu 1. Nhà văn Helen Killer đã từng nói: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.” Em hiểu câu nói trên như thế nào. Viết một đoạn văn ngắn (7-10 dòng) trình bày quan điểm của mình về “hạnh phúc”. Câu 2. “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm” (Đò xuôi Thạch Hãn - Lê Bá Dương) Em hiểu như thế nào về bài thơ trên? Từ đó, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của mình khi nói về trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2 câu trả lời

Câu 1

Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc  trong trái tim mỗi người.

     Câu nói trên của nữ nhà văn Mỹ tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc vô cùng. Đó là sự thiếu thốn, khó khăn của bản thân chẳng thấm gì so với những mảnh đời còn nghiệt ngã, còn bất hạnh mà ta gặp phải.

“Khóc” là một trạng thái tâm lí, cảm xúc ở con người do xúc động hoặc đau buồn.

“Không có giày để đi” như ngầm ẩn cho sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất.

“Không có chân để đi giày” là sự mất mát về một bộ phận trên cơ thể, là nỗi bất hạnh nghiệt ngã của số phận, nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn.

 Cuộc sống có muôn vàn niềm vui những cũng có nhiều khổ đau và bất hạnh. Hãy thấy mình còn là người may mắn hơn nhiêu người khác  để biết chi sẻ và cố gắng vươn lên, không bao giờ cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh và chông gai trong cuộc sống.

Con người ta “khóc” khi tâm hồn đau buồn, xúc động, cũng có khi khóc vì vui quá. Ở đây, nữ sĩ đã “khóc” khi “không có giày để đi”. Đó là khóc vì bản thân cho những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, cho sự ích kỉ của cá nhân khi cảm thấy thua thiệt so với bao người. Suy cho cùng cũng là cách sống ỷ lại, thiếu ý chí để vực dậy mà chỉ biết khóc cho những khó khăn, thử thách tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống. Trên thực tế, có rất nhiều người quen sống hạnh phúc, trong thành công mà khi đối mặt với nhiều chông gai, thất bại dễ nản chí. Hay những cô cậu học sinh, sinh viên chỉ vì bố mẹ không đáp ứng đầy đủ những yêu thích của mình, mà hỗn láo, gây ra nhiều hành động sai lầm khác.

Thế nhưng, họ đâu biết rằng, có những mảnh đời còn bất hạnh, có những con người vẫn sống mặc dù “không có chân để giày”. Đó là những người khuyết tật, những người bất hạnh, thiếu may mắn, không được hưởng sự ưu ái của số phận. Dẫu vậy, họ vẫn khát khao được sống, được cống hiến cho cuộc đời thêm xanh, cho mùa xuân mãi mãi tươi đẹp bởi ý chí và lòng quyết tâm vượt lên nghịch cảnh. Nếu như trong lúc ta đang bất mãn với những bộ quần áo cũ, với ngôi nhà ẩm mục vì hoàn cảnh về vật chất thì ở ngoài kia có những người không có nổi một mái nhà tranh, một giấc ngủ yên bình trong trời đông giá rét. Nếu như ta than phiền về những khuyết điểm trên mặt thì trong cuộc sống còn bao người phải chịu nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn vì bệnh tật quái ác, vì hình hài dị tật. Cuộc sống của họ kém may măn hơn chúng ta rất nhiều. Vậy tại sao, chúng ta lại không trân trọng những gì mình đang có, không cảm thấy hài lòng về bản thân? Giáo sư Nguyễn Ngọc Kí – người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết, có những lúc đau đớn nhưng sức mạnh của niềm tin đã giúp thầy trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay hiệp sĩ tin học Nguyễn Công Hùng đương đầu với số phận tật nguyền để sống một cuộc sống có ích, có cống hiến cho đất nước. Họ đều là những tấm gương sáng, những tấm gương “không có chân để đi giày” vượt lên trên hoàn cảnh, số phận với niềm tin và ý chí kiên cường.

Lời tâm sự của nữ nhà văn Mỹ Hellen Killer như một sự nhận thức một điều từ đúng đến sai. Nữ sĩ khóc vì hoàn cảnh “không có giày để đi” cho đến khi bà nhìn thấy một người không có cả đôi chân để đi giày. Bà kịp nhận ra mình còn là người may mắn hơn họ rất nhiều. Chỉ là một lời tâm sự nhưng Helen Killer đã thức tỉnh nhiều người chỉ nghĩ đến bản thân, sống ỷ lại và thiếu ý chí vươn lên. Lời tâm sự ấy như một bài học sâu sắc dành cho tất cả mọi người: Hãy biết trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để đạt được sự thành công trong cuộc sống! Chẳng phải mọi người vẫn từng nói: “Sống trên đời cần có một tấm lòng” hay sao? Vậy hãy học cách yêu thương và cảm thông trước những mảnh đời bất hạnh, khổ đau, hãy giúp đỡ họ dù chỉ là một lời động viên. Từ đó mới có thêm sức mạnh,lòng tin, không bao giờ gục ngã, cúi đầu trước những chông gai trong cuộc sống.

Câu nói của nữ nhà văn Mỹ Helen Killer đã để lại cho tất cả mọi người một bài học vô cùng quý giá. Nhờ đó, mà chúng ta mới tìm ra một chân lí cuộc sống, biết yêu quý hơn những gì mình đang có và xúc động hơn trước nhiều mảnh đời.

câu 2

 Mỗi người chúng ta khi sinh ra trên đời này, ai cũng sẽ có cho mình những trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, và hơn hên là trách nhiệm của một công dân đối với Tổ Quốc của chúng ta. Ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, trên dải đất hình chữ S này, được sống dưới một bầu tự do, hạnh phúc và yên bình, được hưởng những quyền lợi mà đất nước mang lại, vậy nên con người hoàn toàn cũng cần có trách nhiệm đối với Tổ Quốc mình. Trước hết, là một công dân, mà nòng cốt là thế hệ trẻ, cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu".Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên, việc học tập tốt và tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, là một công dân, cần biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển khi những hạt nhân trong xã hội ấy biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Giống như, khi xưa, thế hệ ông cha ta đã không tiếc thân mình, đổ mồ hôi và xương máu để bảo vệ Tổ Quốc, chống lại kẻ thù xâm lược, quyết tâm đem lại cuộc sống hòa bình cho dân tộc như ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Dòng máu trong tim ta là dòng máu của Tổ Quốc, luôn phải biết hướng về cội nguồn, đừng bao giờ chối bỏ hay quay lưng lại với chính Tổ Quốc của mình, nơi đã cho ta sự sống. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang những nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến Việt Nam, Tổ Quốc thân yêu của ta. Có rất nhiều những tấm gương sáng đã làm rạng danh Tổ Quốc trên nhiều lĩnh vực như giáo sư Toán học Ngô bảo Châu, hoa hậu Hoàn vũ H’hen Niê hay Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam,...họ đều là những con người đã không ngừng nỗ lực, học tập, thi đấu để đạt được những thành tích lớn, đem cái tên Việt Nam tỏa sáng trên những đấu trường quốc tế danh giá khác nhau, khiến người người đều nhớ mãi đến tên họ. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”, là một công dân, đặc biệt là một thế hệ trẻ, trách nhiệm đối với Tổ Quốc là một điều mà mỗi cá nhân đều phải ghi nhớ và thực hiện, chính nó sẽ là tác động to lớn, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của đất nước sau này.


Câu 1.

 Hạnh phúc của mỗi người chúng ta chính là do chúng ta quy định và cảm nhận nó. Nhà văn Helen Killer đã từng nói: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.” Câu nói trở thành một lời nhận thức sâu sắc từ nhà văn và là lời cảnh tỉnh tâm hồn tất cả mọi người. Chúng ta nên học cách đương đầu với khó khăn trong cuộc sống, chứ không phải nhìn vào khó khăn mà trách trời, trách phận. Bài học tiếp theo chính là học cách yêu thương và cảm thông với nhưng mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Bản thân mỗi người cần phải biết trân trọng những gì mình đang có, những thứ mà người khác không thể có.Sự trân trọng ấy sẽ đem lại sự giàu có và bình an cho tâm hồn.

Câu 2.

  Trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta đã chứng kiến không ít những người lính đã ngã xuống bảo vệ đất nước. Nhà thơ Lê Bá Dương đã viết nên bài thơ " Đò xuôi Thạch Hãn". Chúng ta biết rằng Thạch Hãn chính là dòng sông được mệnh danh là cái "cối xay thịt" người trong 81 ngày đêm trong mùa hè đỏ lửa 1972 và để lại bao chiến tích của quân và dân ta.  Qua bài thơ chúng ta càng thấy được trách nhiệm của thanh niên khi bảo vệ Tổ Quốc. Anh chàng thanh niên trẻ tuổi, chưa thấm bụi trần đã phải ra trận, và ra đi khi mới hai mươi. Nhưng họ nằm xuống là cho những chiến thắng sau này. Là thanh niên chúng ta cần có trách nhiệm và bảo vệ Tổ Quốc. Ngoài ra cần xây dựng đất nước để " sánh vai với các cường quốc năm châu".

Câu hỏi trong lớp Xem thêm