Câu 1: Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào? Câu 2: Tại sao nói Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo? Câu 3: Nhận xét vai trò của ba dòng sông Nin, Ti-gơ-rơ và Ơ- phơ-rát đối với nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà? Em hãy kể tên vài câu chuyện cổ tích Ai Cập mà em đã đọc?

2 câu trả lời

1)

- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. 

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.

2)

nói thế là vì

- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn (đạo Phật, đạo Bà La Môn), nhiều bộ sử thi lớn (Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na). 

3)

Vai trò của ba con sông là:
+ Ba con sông hàng năm mang lại lượng bối đắp, phù sa lớn
+ Cung cấp nước tưới dồi dào.
+ Đường giao thông buôn bán, vận chuyên hàng hóa( sông là vùng giao
thông chính giữa các vùng)
Các câu chuyện cô tích Ai Cập mà em đã đọc: A- la- đanh và cây đèn
thần, Thủy thủ shin- ba, A-li-ba-ba và bốn mươi tên cướp...

Câu 1: Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?

- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. 

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.

Câu 2: Tại sao nói Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo?

 Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn (đạo Phật, đạo Bà La Môn)

- Tôn giáo Ấn Độ có sức lan toả và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhiều dân tộc khác

=> Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo 

Câu 3: Nhận xét vai trò của ba dòng sông Nin, Ti-gơ-rơ và Ơ- phơ-rát đối với nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà? Em hãy kể tên vài câu chuyện cổ tích Ai Cập mà em đã đọc?

- Ai Cập là một thung lũng dài và hẹp nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và biển Đỏ

-Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, hai con sông bắt nguồn từ vùng núi Thổ Nhĩ Kì, chảy qua I-rắc và đổ ra vịnh Ba Tư.

+Ba con sông hàng năm mang lại lượng bồi đắp, phù sa lớn

+Cung cấp nước tưới dồi dào

+ Đường giao thông buôn bán, vận chuyển hàng hóa( sông là vùng giao thông chính giữa các vùng)

- Một số câu chuyện cổ tích Ai Cập: A-la-đin và cây đèn thần, Thủy thủ Sin-ba, A-li-ba-ba và bốn mươi tên cướp,...

-Chúc bạn học tốt- ^_^