Câu 1 : Nguyên tử được cấu tạo bởi A. proton mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm. B. hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. C. proton và nơtron. D. hạt nơtron mang điện tích dương, hạt proton không mang điện, các e mang điện tích âm. Câu 2 : Cho nguyên tử oxi có 8 electron. Từ dữ kiện trên ta biết được nguyên tử oxi có A. 8 hạt proton; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng. B. 8 hạt proton; 3 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng. C. 8 hạt proton; 2 lớp e; 7 e ở lớp ngoài cùng. D. 9 hạt proton; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng. Câu 3 : Cho các chất có công thức hóa học sau: H2, Zn, ZnO, CuS. Số chất là đơn chất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4 : Nguyên tử sắt (Fe) nặng gấp số lần nguyên tử silic (Si) là A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần. Câu 5 : Biết oxi có hóa trị II, hóa trị của nguyên tố C trong CO2 là A. II. B. III. C. IV. D. V.

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1

A sai do thiếu hạt nơtron.

B đúng.

C thiếu hạt nơtron.

D sai do hạt nơtron không mang điện, hạt proton mang điện dương.

Đáp án B

Câu 2

Nguyên tử oxi có 8 hạt proton.

Nguyên tử oxi có 2 lớp e trong đó có 6 e ở lớp ngoài cùng.

Đáp án A

Câu 3

Trong các chất trên đơn chất là H2, Zn.

Đáp án B

Câu 4

Ta có $M_{Fe}$  : $M_{Si}$  = 56 : 28 = 2.

Vậy Fe nặng hơn Si 2 lần.

Đáp án B

Câu 5

Gọi hóa trị C trong CO2 là x

Theo quy tắc hóa trị

x*I=IIxII

=>x=IV

Vậy hóa trị C trong CO2 là IV

Đáp án C

#Trumhoahocc




$\text{Đáp án+Giải thích các bước giải:}$

$\text{Câu 1:}$

hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

$\text{⇒ Chọn B}$

$\text{Câu 2:}$

$\text{Ta có: p=8 ( vì p=e)}$

$\text{2 lớp e, 6 e ở lớp ngoài cùng}$

$\text{⇒ Chọn A}$

$\text{Câu 3:}$

$\text{Trong các chất trên có 2 đơn chất}$

$\text{⇒ Chọn B}$

$\text{Câu 4:}$

$\text{Ta có: $\dfrac{Fe}{Si}$=$\dfrac{56}{28}$= 2}$

$\text{Vậy Fe nặng hơn Si 2 lần}$

$\text{⇒ Chọn B}$

$\text{Câu 5:}$

$\text{Gọi a là hóa trị của C}$

$\text{Theo quy tắc hóa trị ta có:}$

$\text{a×1=II×2}$

$\text{⇒a=$\dfrac{II×2}{1}$= IV}$

$\text{Vậy C có hóa trị IV}$

$\text{⇒ Chọn C}$

$\text{Chúc bạn học giỏi hóa}$