Câu 1 . Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933). Để thoát khỏi sự khủng hoảng đó các nước tư bản Châu Âu đã đề ra những biện pháp như thế nào? Câu 2: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Nhận xét phong trào giải phóng dân tộc ĐNÁ? Tại sao những phong trào này đều bị thất bại? Câu 3.Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? .* Em có suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Câu 4. Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai ? Em có suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai ? Câu1. Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì giúp e với mai e thi rồi hứa tym và vote 5sao LƯU Ý :XIN ĐỪNG CHÉP MẠNG Ạ

2 câu trả lời

#mikan2k2127m7jTbw

Câu 1 . Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933). Để thoát khỏi sự khủng hoảng đó các nước tư bản Châu Âu đã đề ra những biện pháp như thế nào?

TRẢ LỜI:

+, Nguyên nhân:

- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.

- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.

+, Hậu quả:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 2: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Nhận xét phong trào giải phóng dân tộc ĐNÁ? Tại sao những phong trào này đều bị thất bại?

TRẢ LỜI:

+,Vì: Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

+, Nhận xét:

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Câu 3.Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? .

* Em có suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

TRẢ LỜI:

+,Hậu quả của chiến tranh

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.

+, Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

+, Em có suy nghĩ về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất là: Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Câu 4. Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai ? Em có suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

+, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

+, Em có suy nghĩ về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai là: 

- Chiến tranh thế giới thứ hai gây hậu quả nặng nề, là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

      + Số người chết và bị thương lớn nhất.

      + Tàn phá nhiều thành phố, làng mạc.

      + Thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất.

   - Trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại là phải ngăn chặn chiến tranh.

Cho chị gửi chúc em học tốt! Nhớ vote cho chị 5 sao và câu trả lời hay nhất nha!^^

⇒ Nếu nó dài quá thì cho chị xl:< lấy trong sách ra nên hơi dài:<. Mong em thông cảm:<

 

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.