Câu 1: Nếu sữa trong một hệp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa là bao nhiêu? ( ghi Tóm tắt và các bước giải đầy đủ nha). Câu 2: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến dạng quả bóng. C. không làm biếng dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. vừa là biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 3: Một bình chia độ đang chứa 100 ml nước, thả một hòn đá thì mực nước dâng lên 150 ml,tiếp tục thả 2 quả cân thì nước trong bình dâng lên đến 210 ml. Hãy tính: a) Thể tích hòn đá. b) Thể tích một quả cân. ( Ghi tóm tắt, lời giải và công thức trước phép tính). Câu 4: Một quả nặng có khối lượng 300 g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên. a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? b) Những lực đó có đặn điểm gì? c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó. ( Ghi tóm tắt, lời giải và công thức trước phép tính). Câu 5: Một bạn học sinh nói 11300kg/ m3 = 113000N/ m3. Bạn ấy nói đúng hay sai? Vì sao?

2 câu trả lời

 1:

- Ta có công thức: D = $\frac{m}{V}$ 

+ D là khối lượng riêng

+ m là khối lượng

+ V là thể tích

 Đổi 379g = 0,379kg; 0,314L = 0.000314 m³

D = $\frac{0,379}{0.000314}$ ≈ 1207 kg/m³

Ta có hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng là d = 10D

+ d là trọng lượng riêng

Vậy trọng lượng riêng của hộp sữa là: 12070 N/m³

2.

Câu trả lời đúng là câu D

3.

a) Vì khi thả 1 hòn đá vào thì mực nước dâng lên 150ml 

⇔ Thể tích hòn đá = thể tích lúc sau  - thể tích lúc đầu = 150ml - 100ml = 50ml

Vậy thể tích hòn đá là 50ml.

b) Vì khi thả 2 quả cân vào thì mực nước trong bình  từ 150ml → 210ml

⇔ Thể tích 2 quả cân là: 210ml - 150ml = 60ml

⇔ Thể tích 1 quả cân là: 60ml : 2 = 30 ml

Vậy thể tích 1 quả cân là 30ml.

4.

a) Quả nặng chịu tác động của 2 lực cân bằng là trọng lực và lực kéo của sợi dây.

b) 2 lực đó là 2 lực cân bằng ( vì quả nặng đứng im )

c)

-2 lực đó cùng phương nhưng ngược chiều.

- Độ lớn của các lực đó là 3N

5.

- Bạn ấy nói đúng vì 1kg/m³ = 10kg/m³ ⇔ 11300kg/m³ = 113000N/m³

Đáp án:

 

câu 1: m=397g=0,397kg; V=0,314lít=0,314dm3=3,14.10^-4m3

Trọng lượng của sữa : 
\(P = m.10 = 0,397.10 = 3,97N\)

Trọng lượng riêng của sữa: 

\({d_{sua}} = \frac{P}{V} = \frac{{3,97}}{{3,{{14.10}^{ - 4}}}} = 12643(N/{m^3})\)

Câu 2: D

câu 3: V1=10ml ; V2=150ml; V3=210ml

a> gọi thể tích hòn đá là : Vđ

thể tích hòn đá:
\({V_d} = {V_2} - {V_1} = 150 - 100 = 50ml\)

b> Gọi thể tích mỗi quả cân là Vc

Thể tích 2 quả cân là : 
\(2{V_c} = {V_3} - {V_2} = 210 - 150 = 60ml\)

thể tích mỗi quả cân: 
\({V_c} = \frac{{60}}{2} = 30ml\)

Câu 4:m=300g=0.3kg; 

a> vật chịu tác dụng của:

+ lực hút của trái đất(trọng lực)

+ lực căng của sợi dây 

b> có cùng điểm đặt lên vật 

c>+trọng lực có phương thẳng đứng hướng từ trên xuống

      + lực căng dây có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên

độ lớn bằng nhau 

câu 5: vì 1kg=10N

=> 11300Kg/m3=113000N/m3 Là đúng