Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta , Địa hình nước ta chịu sự tác động của khí hậu như thế nào Câu 2: nước ta có mấy khu vực đồi núi ?Nêu đặc điểm và nơi phân bố của các khu vực đồi núi đó Câu 3 : nước ta có mấy miền khí hậu ,Nêu đặc điểm khí hậu của từng miền, tính chất nhiệt đới ở miền nào bị giảm sút. Giải thích vì sao Câu 4: sông ngòi nước ta đã đem lại những thuận lợi và gây ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp

1 câu trả lời

Câu 1: Đặc điểm chung của địa hình nước ta:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

-Địa hình nước ta tác động tới khí hậu:

+Trong môi trường gió mùa, nóng ẩm đất đá bị phong hoá mạnh mẽ.

+Lượng mưa lớn tập trưng theo mùa gây xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn.

+Hiện tượng nước mưa hoà tan đá vôi tạo nên địa hình cácxtơ độc đáo.

Câu 2:

-Địa hình núi chia thành 4 vùng là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

+Vùng núi Đông Bắc nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông. Đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam….

Địa hình Đông Bắc cũng thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam. Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở vùng trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

+Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc-đông nam.

Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt –Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3143m); phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La Sa đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình-Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

+Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam. Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.

+ Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng đầu dần về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500-800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai xườn Đông-Tây của vùng Trường Sơn Nam.\

Câu 3:

 Nước ta có 4 miền khí hậu

- Đặc điểm khí hậu từng miền:

+Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông.

+Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.

+Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

- Tính chất nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ bị giảm sút vì:

+ Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khu vực đầu tiên và trực tiếp đón nhiều đợt gió mùa Đông Bắc xâm nhập vào nước ta=> làm hạ thấp nền nhiệt vào mùa đông, miền có một mùa đông lạnh; trong năm có 3 tháng nhiệt độ dưới 150C.

+ Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.

+ Các cánh cung núi ở mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió Đông Bắc dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

=> Tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.

Câu 4:

: ♥Thuận lợi :
- Bồi đắp phù sa cho đồng bằng => Phát triển nông nghiệp
- Phát triển ngành nuôi thủy sản
- Tạo các nhà máy thủy điện
- Điều hòa chế độ nước sông
♦ Khó khăn :
- Nước tràn về nhiều gây lũ lụt
- Nước khô hạn gây khó khăn cho nông nghiệp

Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước sạch vì:Nước là 1 thành phần đặc biệt quan trọng đối có sự sống của con người và những loài động – thực vật khác. vậy mà tình trạng ô nhiễm ngày càng nâng cao làm nguồn nước sạch bị đe dọa, con người lâm vào bệnh tật nhiều hơn và thậm chí nhiều nơi còn không mang nước sạch để sử dụng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm