câu 1 : nêu đặc điểm bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình nước ta? địa hình nc ta hình thành và biến dổi do những nhân tố củ yếu nào ? câu 2 : nêu đặc điểm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậy nước ta ? tại sao nhiệt độ trung bình nước ta lại tăng dần từ bắc vào nam ? câu 3 : nêu đặc diểm song ngòi việt nam ? giải thích phần lớn tại sao sông ngòi nước ta lại nỏ ngắn và dốc? câu 4 : kể tên nhóm đất chính của nước ta? nêu đặc tính và giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa? câu 5 : chứng minh khí hậu nước ta phân hóa da dạng và diễn biến bất thường CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI BÀI NÀY ĐỂ MÌNH THI HK NÊN MONG CÁC BẠN GIÚP ĐỠ MÌNH THANK KIU bạn nào giúp tôi với

1 câu trả lời

câu 1 : -Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

-Sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả ngoại lực và nội lực. Cụ thể, một trong những yếu tố tác động lớn nhất đó chính là:

  • Hoạt động nâng lên hạ xuống của các mảng tân kiến tạo.
  • Chịu tác động ngoại lực như gió, mưa…, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Tác động của hoạt động của con người.
  • câu 2 : -càng vào nam tác động của gió mùa đông bắc (lạnh,khô)càng suy yếu và càng vào nam càng gần xích đạo hơn nên góc nhập xạ lớn hơn khiến lượng nhiệt nhận đc lớn hơn
  • câu 3 : - đặc điểm sông ngòi vn:
  •  Mạng lưới dày đặc.
  •  Nhiều nước
  • Giàu phù sa.
  •  Chế độ nước theo mùa.
  • Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, tuy nhiên phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc. Sở dĩ như vậy là vì:

    – Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển nên sông ngắn

    – Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), Đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy của các sông khá dốc

  • câu 4 : 
  • – Nước ta có ba nhóm đất chính: Feralit, phù sa và đất mùn núi cao.

  • -đặc tính đất phù sa : phì nhiêu,tơi xốp,ít chua,nhiều phèn 
  • -giá trị sử dụng : trồng cây lương thực và cây ăn quả
  • câu 5 :

    – Khí hậu Việt Nam phân hoá mạnh mẽ theo thời gian và không gian, hình thành  nên các miền và  các vùng khí hậu khác nhau.

  • – Các miền khí hậu:

    + Miền khí hậu phía Bắc: Từ Hoành Sơn ( vĩ tuyến 180B) trở ra, có  mùa Đông lạnh, tương  đối  ít mưa và  nửa cuối mùa Đông rất ẩm ướt, mùa Hạ  nóng và mưa nhiều.

    + Miền khí hậu Đông Trường Sơn: gồm lãnh thổ Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn  đến Mũi Dinh ( vĩ tuyến 110B), có mưa lệch hẳn về Thu Đông.

    + Miền khí hậu phía Nam:(từ  dãy Bạch Mã ) bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên, có  khí hậu cận Xích đạo,  nhiệt độ quanh năm cao, với  một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

    + Lên cao, khí hậu khác dưới thấp. Ở Sa Pa, Đà Lạt ( trên 1500m) có khí hậu mát mẻ quanh năm.

    – Khí hậu rất thất thường, biến  động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm  khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm