Câu 1. Năm 1947 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm mục đích gì? Câu 2. Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói và giặc dốt? Câu 3. Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì? Câu 4: Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta. Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu? Câu 5: Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? Câu 6: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Sông ngòi có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống của nhân dân? giúp với
2 câu trả lời
1.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu:
Tiêu diệt cơ quan đầu nào kháng chiến
Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
Mau chóng kết thúc chiến tranh
2.Để chống lại giặc đói và giặc dốt, Đảng nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện một số chính sách để khắc phục.
Để đẩy lùi giặc đói:
Lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, …dành gạo cho dân nghèo
Dân nghèo được chia ruộng, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.
Để chống giặc dốt:
Mở lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xóa nạn mù chữ.
Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.
3.Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
4.Mỏ than (Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh), a-pa-tít (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng), bô-xít (Tây Nguyên), dầu mỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu), khí tự nhiên (Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Bình)…
5.Khí hậu nước ta nói chung là nóng, trừ những vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. Gió và mưa ở nước ta thay đổi theo mùa. Trong một năm có hai mùa gió chính : một mùa có gió đông bắc, còn mùa kia là gió tây nam hoặc đông nam.
6.Sông ở miền Trung ngắn và dốc vì lãnh thổ miền Trung hẹp ngang, nhiều núi đâm ngang ra biển.
Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ được bồi đắp bởi:
– Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
– Đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
Sông suối mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất.
- là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật
- cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp......
- là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho cn, phát triển ngư nghiệp....
- bồi đắp phù sa thuận lợi cho nôg nghiệp
- là đường giao thôg, bến đỗ,nơi đi lại cho tàu bè...
HỌC TỐT NHÉ !
câu 1 : Nhằm đánh vào trung tâm đầu não của chúng ta là căn cứ Việt Bắc
câu 2 :
Để chống lại giặc đói và giặc dốt, Đảng nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện một số chính sách để khắc phục.
- Để đẩy lùi giặc đói:
- Lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, …dành gạo cho dân nghèo
- Dân nghèo được chia ruộng, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.
- Để chống giặc dốt:
- Mở lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xóa nạn mù chữ.
- Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.
câu 3 :Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? Bài làm: Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật thành một nước tự do, độc lập.
câu 4 :Mỏ than (Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh), a-pa-tít (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng), bô-xít (Tây Nguyên), dầu mỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu), khí tự nhiên (Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Bình)…
câu 5 :
Ở miền Bắc : ứng với hai mùa gió là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng và có nhiều mưa. Mùa đông lạnh và ít mưa. Giữa hai mùa là những thời kì chuyển tiếp, quen gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt; mùa thu trời se lạnh, khô hanh.
Ở miền Nam : khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.
câu 6 :sông ngòi nước ta có đặc điểm là rất chằng chịt , dày đặc. Nó giúp người dân có nước sinh hoạt và sản xuất . Nó rất là quan trọng đối với người dân .
Chúc bạn học thật tốt !