Câu 1: Một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau được gọi là A. mâu thuẫn. B. xung đột. C. đối lập. D.đối đầu. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? A. Sự biến đổi về lượng và chất B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. Sự phủ định biện chứng. D. Sự chuyển hóa của các sự vật Câu3: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học? A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định. B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi. C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa. D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định. Câu 4: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học? A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay. B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 5: Trong cuộc sống hằng ngày, các em cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học? A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” C. Tiến hành phê bình và tự phê bình. D. Điều hòa mẫu thuẫn. Câu 6: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh. C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường. D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”. Câu 7: Việc làm nào dưới đây là giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức? A. Đấu tranh với tư tưởng lạc hậu. B. Dung hòa các tư tưởng. C. Ủng hộ tư tưởng tiến bộ. D. Tiếp nhận tư tưởng mới. Câu 8: Giải quyết được mâu thuẫn nào dưới đây, sẽ giúp cho xã hội phát triển? A. Giữa cái lạc hậu và tiến bộ. B. Giữa cái cũ và cái mới. C. Cái mạnh và cái yếu. D. Cái chung và cái riêng. Câu 9: Trong các câu thành ngữ sau câu nào nói đến sự thay về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất ? A. Tích tiểu thành đại. B. Năng nhặt chặt bị. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Câu 10: Theo em, để một tập thể phát triển, biện pháp giải quyết mâu thuẫn nào dưới đây là hiệu quả nhất? A. Phê bình và tự phê bình. B. Xóa bỏ mâu thuẫn. C. Dĩ hòa vi quý. D. Triệt tiêu mâu thuẫn. Câu 11: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện,bản thân em cần A. chuẩn bị tài liệu trong kiểm tra. B. chia nhau mỗi bạn học mộtCâu. C. chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra. D. kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Câu 12: Câu nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? . A. Nước chảy đá mòn. B. Chín quá hoá nẫu. C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Có công mài sắt, có ngày nên Câu 13: : Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Chín quá hóa nẫu. C. Đánh bùn sang ao. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Câu 14: Trong cuộc sống, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quan điểm Triết học Mác-Lênin? A. Kiên quyết bảo vệ cái đúng. B. Dĩ hòa vi quý. C. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. D. Một điều nhịn, chín điều lành. Câu 15: Em sẽ lựa chọn cách nào sau đây để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn chăm học và lười học trong lớp? A. Đấu tranh để loại bỏ tư tưởng lười học. B. Dung hòa giữa tư tưởng chăm học và lười học. C. Không quan tâm vì không phải việc của mình. D. Không quan tâm vì sợ mất lòng các bạn.
2 câu trả lời
1A.
Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là mâu thuẫn.
2B
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
3A
Đoạn văn là nội dung thể hiện quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.
4B
Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ
5A Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”
6B
Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh là phương pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng rải đinh của những kẻ xấu.
7A. Đấu tranh với tư tưởng lạc hậu.
8A. Giữa cái lạc hậu và tiến bộ
9C.Có công mài sắt có ngày nên kim
10A. Phê bình và tự phê bình.
11D. kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
12ANước chảy đá mòn
13C. Đánh bùn sang ao.
14A. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.
15A. Đấu tranh để loại bỏ tư tưởng lười học.
#tyt
Câu 1: Một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau được gọi là
A. mâu thuẫn. B. xung đột. C. đối lập. D.đối đầu.
⇒ Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là mâu thuẫn.
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Sự biến đổi về lượng và chất
B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. Sự phủ định biện chứng.
D. Sự chuyển hóa của các sự vật
⇒ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Câu3: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?
A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.
B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.
C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.
D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.
⇒ Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định thể hiện những quy luật nào của Triết học
Câu 4: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?
A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.
B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
⇒ Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học
Câu 5: Trong cuộc sống hằng ngày, các em cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?
A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.
B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”
C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.
D. Điều hòa mẫu thuẫn.
⇒ Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý” để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học trong cuộc sống hằng ngày,
Câu 6: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?
A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.
B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
⇒ Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh là phương pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng rải đinh của những kẻ xấu.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây là giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức?
A. Đấu tranh với tư tưởng lạc hậu.
B. Dung hòa các tư tưởng.
C. Ủng hộ tư tưởng tiến bộ.
D. Tiếp nhận tư tưởng mới.
⇒ Đấu tranh với tư tưởng lạc hậu là việc làm giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức
8 ⇒ A. Giữa cái lạc hậu và tiến bộ
9 ⇒ C.Có công mài sắt có ngày nên kim
10 ⇒ A. Phê bình và tự phê bình.
11 ⇒ D. kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
12 ⇒ A Nước chảy đá mòn
13 ⇒ C. Đánh bùn sang ao.
14 ⇒ A. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.
15 ⇒ A. Đấu tranh để loại bỏ tư tưởng lười học.