câu 1 : lập ý và dàn ý đối với các đề bài a) giới thiệu đồ dùng trong học tập b) giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em câu 2 : tập viết đoạn văn theo các đề bài trên ( mở bài , thân bài hoặc kết bài )

2 câu trả lời

Câu 1

câu a)

1) Mở bài. Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó.

2) Thân bài.

  • Miêu tả hình dáng, màu sắc
  • Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng hay vật dụng đó
  • Công dụng của đồ vật
  • Cách sử dụng đồ dùng hay vật dụng đó

3) Kết bài. Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với con người nói chung.

câu b)

Dàn ý giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em

1) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.

2) Thân bài.

  • Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
  • Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
  • Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,...
  • Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,...).

3) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.

câu 1

a, vd: giới thiệu về chiếc bút bi

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu chiếc bút bi.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, cấu tạo

  • Nguồn gốc: Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Ý tưởng phát minh chiếc bút bi này bắt nguồn sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
  • Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút, ngoài ra để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy,…
  • Ruột bút là một ống trụ bằng nhựa nhỏ và dài chứa mực in bên trong, có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.
  • Vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được thiết kế bao quanh ruột bút để bảo vệ ruột bút, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Trên vỏ bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại khác nhau:

  • Nơi sản xuất: hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội)
  • Thương hiệu: Thiên Long, Bến Nghé,…
  • Màu mực: Xanh, đen, tím,…
  • Cấu tạo: Bút có lò xo, bút có nắp.

3. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

  • Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết viên bi đó lăn trong và mực trong ống mực in ra để tạo chữ. Đối với loại bút bi có lò xo thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được
  • Bảo quản: cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng đánh rơi bút xuống đất làm tắc mực, hỏng bút, để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc

4. Công dụng

  • Đối với học sinh: Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò.
  • Đối với người lao động: Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
  • Ngoài ra, bút bi còn thể hiện nét thẩm mỹ của người sở hữu, là món quà trao tặng nhau,…

III. Kết bài

  • Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Bút bi có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và làm việc. Đối với học sinh lớp 8 như em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích, giúp em viết nên những ước mơ mai sau, cũng chính là công cụ góp phần cùng em thực hiện những ước mơ đó. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.

b,

. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó

- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

3. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

câu 2: đoạn văn mở bài về chiếc bút bi:

Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.