Câu 1: Lập niên biểu sự thay đổi về địa giới hành chính của Âu Lạc dưới sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Triều đại Sự thay đổi về địa giới hành chính Nhà Hán Nhà Ngô Nhà Lương Nhà Đường Câu 2: Nêu các phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta từ thế kỉ II TCN đến thế kỷ IX? + Về kinh tế: + Về văn hóa: Câu 3: Nêu những sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc? Câu 4: Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này? cảm ơn mn ÙvÚ

2 câu trả lời

Câu 1:

nhà Hán: sau năm 179 TCN, nhà triệu sát nhập Âu lạc vào Nam Việt chia thành 2 quận giao chỉ cửu nhân

Nhà Ngô: đầu tk III, nhà ngô đổi châu giao thành giao châu gồm 3 quận giao chỉ, cửu chân, nhật nam.

Nhà Lương: thế kỉ XI, nhà lương chia giao châu thành 6 quận: giao châu, ái châu, đức châu, lợi châu, minh châu, hoàng châu.

Nhà Đường: năm 679, nhà đường đổi giao châu thành an nam đô hộ phủ gồm: 12 châu và các châu ki mi.

Câu 2:

đặt ra nhiều thứ thuế vô lí và hằng năm bắt dân ta cống nạp nhiều sản vật quý.

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.

⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại:

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

* Về văn hóa :

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

cÂU 3

* Nguyên nhân của sự chuyển biến:là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta.

Câu 4

  - Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

  - Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

Chúc bạn học tốt nha

xin hay nhất#

#What your name#

@cre:nguyenthanhthao24072009

Câu 1:

Nhà Hán: sau năm 179 TCN, nhà Triệu sát nhập Âu lạc vào Nam Việt chia thành 2 quận giao chỉ Cửu Chân

Nhà Ngô: đầu thế kỉ III, nhà Ngô đổi Châu Giao thành giao châu gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

Nhà Lương: thế kỉ XI, nhà Lương chia Giao Châu thành 6 quận: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu.

Nhà Đường: năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ gồm: 12 châu và các châu ki mi.

Câu 2:

+Về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

+Về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

Câu 3:

+Về kinh tế:

- Nông nghiệp:Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. Các công trình thủy lợi được xây dựng.

⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại:Kĩ thuật rèn sắt phát triển.Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

-Về văn hóa, xã hội:

+Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 4:

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

=>Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm