Câu 1. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Vai trò của hệ tiêu hóa đối với cơ thể người? Câu 2. Các hoạt động tiêu hoá chính thức ăn ở miệng và dạ dày diễn ra như thế nào? Câu 3. Hãy giải thích nghĩa về mặt sinh học của câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”
2 câu trả lời
Câu 1:
- Hệ tiêu hóa được chia làm 2 phần chính, đó là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa:
+ Ống tiêu hóa gồm: cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, thực tràng, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt và Tuyến tiêu hóa tụy, gan, mật.
- Vai trò: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
Câu 2:
- Miệng:
+ Biến đổi lý học: Tiết nước bọt, Nhai, Tạo viên thức ăn, Đảo trộn thức ăn.
+ Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt:
Tinh bột → đường mantozo enzim amilaza
ĐK: 37 C, pH 7,2
- Dạ dày:
+ Biến đổi lí học của thức ăn: dạ dày co bóp làm nhuyễn, đảo trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột.
+ Biến đổi hóa học của thức ăn: dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn.
Câu 3: "Nhai kĩ no lâu"
- Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn: tinh bột → đường.