Câu 1: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu? Câu 2: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép? Câu 3: Cho bộ truyền động đai sau: Bánh dẫn 1 có đường kính 20cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 10 cm. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai? b) Hãy xác định tốc độ quay của bánh bị dẫn 2, biết rằng bánh dẫn 1 quay với tốc độ 15 vòng/phút. Câu 4: Đía xích của xe đạp có 60 răng, đĩa líp có 30 răng. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động? b) Hãy cho biết đĩa xích và đĩa líp, chi tiết nào quay nhanh hơn?

2 câu trả lời

Câu 1:

- Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại: 

+ Kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, 

+ phi kim loại không có tính dẫn diện và dẫn nhiệt kém.

- Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu: 

+ Kim loại đen có chứa sắt, 

+ kim loại màu không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt.

Câu 2:

* Chi tiết máy thường được ghép với nhau theo hai kiểu mối ghép: 

- mối ghép cố định và mối ghép động.

* Đặc điểm của từng loại mối ghép:

- Mối ghép cố định: Chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau bao gồm: mối ghép tháo được và không tháo được.

Câu 4:

Z1= 60 răng

Z2= 30 răng

a) Ta có: i= Z1/Z2

→ i = 60/30 = 2

b) đĩa líp quay nhanh hơn vì có số răng ít hơn đĩa xích

CHÚC BẠN HỌC TỐT

#dothitramy

Câu 1.

- Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại: Kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, phi kim loại không có tính dẫn diện và dẫn nhiệt kém.

- Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu: Kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt.

 Câu 2.

* Chi tiết máy thường được ghép với nhau theo hai kiểu mối ghép: mối ghép cố định và mối ghép động.

* Đặc điểm của từng loại mối ghép:

- Mối ghép cố định: Chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau bao gồm: mối ghép tháo được và không tháo được. 

- Mối ghép động: Chi tiết ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.




Câu hỏi trong lớp Xem thêm