Câu 1: Hãy giải thích vì sao bước trang "Chiếc Lá Cuối Cùng"của cụ bơ-men được xa em là một kiệt tác ? Câu 2: Tóm tắt văn bản "Lão Hạc" ?(10 dòng ) Câu 3: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu ? (15 dòng) Câu 4: Hãy nêu phân tích tâm trạng sau khi bán chó của "Lão Hạc" .Qua đó, em thấy Lão Hạc là người như thế nào ? Câu 5: Hãy nêu tác hại cụ thể của giải pháp của việc sử dụng bao bì ni lông ?

2 câu trả lời

Chào em, em tham khảo câu trả lời sau nhé:

1. Chiếc lá của cụ Bơ-men được xem là kiệt tác vì:

- Phương diện nghệ thuật: Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy.

- Phương diện tình người: cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
=> Qua chiếc lá, tác giả muốn gửi gắm thông điệp nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật sinh ra để phụng sự cho con người.

2. 

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

3. 

Giống như nhiều nhân vật phụ nữ trong văn chương truyền thống, chị Dậu vốn là một phụ nữ xinh đẹp nết na... Gặp hoàn cảnh hoạn nạn, nhân vật này trở thành “đốm sáng đặc biệt” (Nguyễn Tuân) khiến người đọc cảm thương trân trọng. Chị Dậu - một phụ nữ có tinh thần vị tha yêu chồng, thương con tha thiết. Việc chị tìm mọi cách để cứu chồng ra khỏi cảnh cùm kẹp, chị ân cần săn sóc anh Dậu, đặc biệt hành động dũng cảm lấy thân mình che chở cho người chồng đau ốm trước thái độ hung hãn của hai tên tay sai... cũng làm cho người đọc yêu mến và khâm phục. Chính tình yêu thương chồng đã tạo nên ở chị một sức mạnh quyết liệt bất ngờ. Cũng như nhiều bà mẹ Việt Nam khác, chị Dậu rất mực thương con. Cùng quẫn, buộc phải bán đứa con đầu, chị như đứt từng khúc ruột, lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày nào đem được nó về nữa không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đói với “sợi dây thừng gò ở hai cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tý. Đứng trước khó khăn bất ngờ, tưởng chừng không thể vượt qua - phải nộp “một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con thì bé dại...” tất cả trông chờ vào sự chèo chống của chị. Trên thực tế, chị thành chỗ dựa của cả gia đình. Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công một hình tượng người phụ nữ nông dân với tất cả những phẩm chất cao đẹp trong xã hội đương thời.

1: - Nó là chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân, là tác phẩm cuối cùng của cụ Bơ - men

- Mở ra 1 sức sống mới
- Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ của cụ khi nhìn dây thường xuân
-Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.
- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men . Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu là họa sĩ đều không nhận ra, tưởng là chiếc lá thật.
- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả  lòng hy sinh cao cả, tấm lòng yêu thương, tâm huyết và cả mạng sống của cụ của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ tuổi đã cao trong đêm mưa gió đã bắc thang leo lênđể vẽ chiếc lá trên tường.

2: Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 con chó mà lão để làm bạn. Con trai lão do không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng, lâu ngày, lão đã dùng hết số tiền đã dành dụm. Cùng đường, Lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương. Rồi Lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chỉ ăn khoai, sung luộc, rau má, thậm chí cả củ ráy...Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó, ông giáo nghe vậy rất buồn. Nhưng thực ra lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội, chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ ông Giáo và Binh Tư.

3:

Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con và vô cùng đảm đang. Đón chồng trở nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị tất tả chạy đi vay hàng xóm được nắm gạo để nấu nồi cháo loãng cho chồng. Chồng không muốn ăn, chị nhẹ nhàng giỗ dành cho anh ăn. .Trong lúc khốn khó, chị Dậu một mình xoay sở chống đỡ, chị trở thành trụ cột trong gia đình, mọi gánh nặng từ cuộc sống đè nặng lên vai chị và người mẹ đó phải mang đứa con của mình đi bán, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này. Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng. Nhưng khi cái danh dự của chị bị chúng nó coi thường lời van xin ấy, khi tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ lớn tiếng cảnh báo hắn. Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác nữa. Chị cũng chỉ vì muốn bảo vệ cái gia đình nhỏ của chị. Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều điều gò bó từ cuộc sống, bị chèn ép, bị bóc lột, bị làm cho khổ quá rồi thì người ta sẽ không chịu được nữa.

4: 

Lão Hạc lfa một người nông dân nghèo. Thế rồi cuộc sống và những dồn ép của xã hội không cho ông có được cậu vàng bên cạnh nữa. Ông quyết định bán nó đi, nhưng khi bán nó đi thì lương tâm ông day dứt và trong đầu ông luôn xuất hiện những hình ảnh của cậu Vàng. Trước khi có ý định bán cậu Vàng ông nhìn nó cũng đủ thấy nó sợ ông sẽ bán nó đi. Không những thế cậu Vàng còn là một người bạn với ông mất đi người bạn ấy thì ông làm gì con ai mà bầu bạn nữa. Lão Hạc chạy sang nhà ông giáo mà khóc lóc chửi bản thân mình. Nhà văn Nam Cao như thấu hiểu được cảm giác đó cho nên đã viết rất xúc động đoạn văn miêu tả tâm lý Lão Hạc khóc mếu khi bán cậu Vàng. Bộ dạng lão Hạc trông thật là tội nghiệp.  Như vậy có thể nói ông Lão yêu thương con chó của mình lắm.  Vậy là ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn chửi chính bản thân mình “khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc. Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu trong lão Hạc

5: 

- là xói mòn đất đai, bao ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.

-là tàn phá hệ sinh thái, túi ni lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.

- là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa.

- là hủy hoại sinh vật, bao bì ni lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những thứ đó.

- là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm  gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

- là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.

- đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao, có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống, có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. 

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm