Câu 1. Em hãy tự nhận xét bản thân xem mình đã có tính tự lập chưa. Trong công việc em có trông chờ và phụ thuộc vào người khác không? Em có nghĩ đến việc phải tự xây dựng cho mình một cuộc sống như thế nào không? Hãy kể một số việc mà em tự làm đạt kết quả tốt. Câu 2. Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Bản thân em có phải là người lao động tự giác sáng tạo không? Hãy kể lại một số việc làm của em thể hiện sự tự giác sáng tạo. Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con hoặc quyền và nghĩa vụ của con , cháu đối với cha mẹ, ông bà trong gia đình em ( hoặc gia đình khác mà em biết).

2 câu trả lời

Câu 1 :

Em thấy bản thân mình vẫn chưa có tính tự lập cho lắm . 
Trong công việc thì em cũng hay ỷ lại những việc nào em thấy em làm được thì em sẽ làm đến cùng nhưng những việc em thấy khó thì em lại trông chờ vào bố mẹ và người khác . 
Về việc tự xây dựng cho mình một cuộc sống thì khá là khó khăn nên em sẽ tự lập một dự định để có mục tiêu phần đấu cho các việc làm đó. 

Một số việc mà em tự làm đạt kết quả tốt: 

– Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.

– Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.

– Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.

– Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở.

– Tự giặt quần áo.

– Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.

– Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.

Câu 2:

- Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.

- Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.

Bản thân em là 1 người lao động tự giác nhưng thiếu tính sáng tạo

Một số việc làm của em thể hiện sự tự giác sáng tạo.

 -Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động

 - Học thông qua bài hát tiếng anh.

 - Học trên mạng.

Câu 3:

Cha mẹ có quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với con cái. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

 Câu 1. Em hãy tự nhận xét bản thân xem mình đã có tính tự lập chưa. Trong công việc em có trông chờ và phụ thuộc vào người khác không? Em có nghĩ đến việc phải tự xây dựng cho mình một cuộc sống như thế nào không? Hãy kể một số việc mà em tự làm đạt kết quả tốt.
Trong công việc thì em cũng hay ỷ lại những việc nào em thấy em làm được thì em sẽ làm đến cùng nhưng những việc em thấy khó thì em lại trông chờ vào bố mẹ và người khác . 
Về việc tự xây dựng cho mình một cuộc sống thì khá là khó khăn nên em sẽ tự lập một thời gian biểu việc em làm về việc em dự định để có mục tiêu phần đấu cho các việc làm đó. Xét cho cùng nghĩ về tương lai thì khá là xa xôi mục tiêu em làm bây giờ có lẽ chỉ là vào được một trường cấp 3 em muốn và có số điểm cao là được, nhưng trong cái đó thì hẳn là em sẽ có những mục tiêu con đề ra và thực hiện từng cái một. 
Một số việc ai làm và đạt kết quả tốt ( cái này thì tự nghĩ nha vì tui không có một chút việc làm nào tốt cả ) 
Câu 2. Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Bản thân em có phải là người lao động tự giác sáng tạo không? Hãy kể lại một số việc làm của em thể hiện sự tự giác sáng tạo.

  • Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài.
  • Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
    Bản thân có phải hay không thì tự trả lời ^-^
    một số việc làm là gì tự trả lời ^-^

Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con hoặc quyền và nghĩa vụ của con , cháu đối với cha mẹ, ông bà trong gia đình em ( hoặc gia đình khác mà em biết).

Cha mẹ có quyền yêu thương và cũng có nghĩa vụ thương yêu con. Con cái được kết tinh từ máu thịt của cha mẹ, được người mẹ mang nặng đẻ đau, được người cha chăm sóc, vỗ về, dạy dỗ. Cũng chính vì vậy, cha mẹ có quyền thương yêu con và không ai được tước đoạt đi quyền ấy.

Nghĩa vụ thương yêu con là bởi sự gắn bó máu thịt, sự công nhận của xã hội với mối quan hệ cha mẹ – con cái đòi hỏi cha mẹ phải bày tỏ tình yêu thương qua những hành động cụ thể, bằng sự chăm sóc, tạo mọi điều kiện tốt nhất về tài chính, thời gian, suy nghĩ cho con mình để cho trẻ em – từ tình yêu thương ấy trưởng thành và là một người con ngoan, một công dân tốt.

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc con cái khi con chưa thành niên, chưa có tự khả năng lao động, và ngay cả khi đã thành niên nhưng bị tàn tật… đó là những gì mà không chỉ pháp luật quy định mà cả đạo đức con người cũng không cho phép lương tâm cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đó. Khi con chưa thành niên, tức là chưa trưởng thành hoặc gặp những khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ, cha mẹ là đối tượng đầu tiên cho quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Khi con cái còn nhỏ, mọi nhu cầu sống cơ bản như ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe … đều phụ thuộc vào cha mẹ và dù có nhiều thành viên khác có thể cùng chăm sóc nhưng cha mẹ có quyền quyết định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, trừ trường hợp luật pháp quy định như khi cha mẹ đối xử tàn nhẫn, lạm dụng hoặc không có khả năng nuôi dạy trẻ. 

Ngay cả khi đối với những đối tượng như người đã thành viên nhưng vì những lý do như bệnh tật mà không thể nhận thức hay làm chủ hành vi của mình hoặc bị khuyết tật, tai nạn mà không có khả năng lao động hoặc không có tài sản tự nuôi mình thì cha mẹ là đối tượng thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, giám hộ.