Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình, vào nghỉ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăm đen, rồi nói một cách rất tự nhiên: Chú này giống con bọ hung. Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm bối rối. Sau đó mới hiểu ý nghĩa của câu nói ấy là: “Chú này rất giống con của bố.” (Trích SGK Ngữ Văn 8, tập I) a. Theo em, tại sao người chiến sĩ trong đoạn văn lại “lấy làm bối rối”? (1.0 điểm) b. Tìm từ ngữ địa phương có sử dụng trong đoạn văn trên? (1.0 điểm) c. Em hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên. (1.0 điểm)

2 câu trả lời

`a)` Anh chiến sĩ là người miền Bắc nên khi ông cụ đã nói câu "Chú này giống con bọ hung." làm cho anh chiến sĩ bị nhầm tưởng là đang bị so sánh với con bọ hung và lấy làm khó xử

`b)` Từ ngữ địa phương là:

bọ: bố

hung: lắm, rất

`c)` Có thể đặt nhan đề là: Chú giống con bọ hung

`->` Nhấn mạnh câu văn ấn tượng trong bài, làm nổi bật chủ đề của cả văn bản

$\textit{a,}$

- Theo em, người chiến sĩ trong đoạn văn lại “lấy làm bối rối” vì: người chiến sĩ là người dân Bắc Bộ nên khi nghe cụ già ở Quảng Bình nói anh giống con bọ hung, người chiến sĩ không hiểu bọ hung trong tiếng địa phương của người Quảng Bình nghĩa là gì và nghĩ bọ hung là tên gọi của một con vật mà mọi người thường gọi, vì thế, người chiến sĩ đã bối rối.

$\textit{b,}$

- Từ ngữ địa phương có sử dụng trong đoạn trích: bọ hung

$\textit{c,}$

- Nhan đề cho đoạn văn: Người chiến sĩ giống con bọ hung