Câu 1. Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu, Khi con tu hú, theo Nguyễn Khắc Phi (TCB), Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục) a. Tác giả có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong VB. Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ nào thể hiện tình cảm gián tiếp và khổ nào thể hiện tình cảm trực tiếp của Tố Hữu? Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy? b. Theo em, nét độc đáo của hình ảnh “ngọt dần” là gì? Câu 2. Hãy lí giải vì sao trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông mước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về bài ca dao sau: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp.
1 câu trả lời
Câu 1:
a. Khổ thơ thể hiện tình cảm trực tiếp: 4 câu thơ cuối. Dấu hiệu nhận biết: các từ ngữ bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình: "ngột", "uất" và những từ ngữ cảm thán: "hè ôi", "Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!".
Khổ thơ thể hiện tình cảm gián tiếp: 6 câu đầu. Căn cứ: Sáu câu thơ khắc họa cảnh sắc mùa hè thanh bình, rực rỡ; qua đó thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
b. Hình ảnh ngọt dần gợi về bước đi của mùa hè. Mùa hè của kí ức đã sống lại trong tâm trí của nhà thơ với những đặc trưng về âm thanh, màu sắc, mùi vị. Đó là một cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình.
Câu 2:
Tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít” bởi vì nghĩa của từ “san sát” sẽ không phù hợp trong câu này:
Từ “san sát” có nghĩa là nhiều và liền sát vào nhau, như không còn có khe hở, thường dùng để miêu tả nhà cửa, thuyền bè,... Còn từ “chi chít” thường chỉ các vật nhỏ, có nghĩa là rất nhiều và cái này sát cái kia, hầu như không còn chỗ trống, chỗ hở.
Do đó, từ “san sát” không phù hợp với việc miêu tả kênh rạch, đó là những sự vật nhỏ hơn nhà cửa, thuyền bè.
=> Dùng từ “chi chít” để miêu tả sẽ hợp lý hơn.
Phần II
Câu 1:
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tương thân, tương ái, mọi người luôn yêu thương và quý trọng nhau . Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí ngàn đời của dân tộc và được gìn giữ trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa.. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.
Câu 2
Tham khảo :
Kỳ nghỉ hè năm ngoái, tôi đã đến Vịnh Hạ Long với gia đình. Lâu lắm rồi tôi mới có một kỳ nghỉ hè thoải mái như vậy. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, tôi đã bắt đầu thu xếp quần áo, đồ ăn ... từ hôm trước. Xe khởi hành lúc 5 giờ 30 sáng, nhà tôi đã có mặt tại điểm tập kết từ lúc 5 giờ. Cứ tưởng mình đến sớm nhất, không ngờ nhiều gia đình khác cũng đến trước. Bố xách túi du lịch to, mẹ xách đồ ăn, chị Mi xách ba lô nhỏ. Trên con đường từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt tôi là một bức tranh hùng vĩ đầy cảm xúc. Xe uốn lượn qua cây cầu và núi đá nhỏ, sau hơn 1 giờ đoàn du lịch bắt đầu xuống và đi thuyền tham quan động. Treo mình từ vòm đá cao nhất đến cầu vồng nhiều màu sắc xen lẫn thạch nhũ, tôi nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu Gỗ. Đây là cung điện có nhiều gian phòng vặn vẹo, chỉ có một giọt nước từ trên cao rơi xuống từ thạch nhũ cũng đủ để phá tan sự tĩnh lặng.
Sáng nay tôi và gia đình vừa đi thăm hang, mọi người nhanh tay chụp những bức hình cảnh đẹp nơi đây rồi vội vã lên xe về khách sạn. Đoàn người xuống xe lấy hành lý, chờ trưởng đoàn liên hệ phòng chờ, xung quanh chỉ có mấy đứa nhỏ cấp hai, cấp ba, chạy loanh quanh trong vườn hoa. CònMi nghịch ngợm nhất đang đuổi theo bạn bè, thỉnh thoảng lại được mẹ nhắc nhở nhưng mi không nghe, chỉ thích chơi với bạn và chạy lung tung. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ. Thời gian trôi qua, đoàn bắt đầu trở về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của Vịnh Hạ Long khiến nó trở thành điểm đến quanh năm của du khách trong và ngoài nước. Mọi người đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng cảm thấy sảng khoái và mãn nguyện trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.