Câu 1: Độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng cuả chất lỏng được tính theo công thức FA = d.V, trong đó A, d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. B, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của toàn bộ vật. C, d là trọng lượng riêng của vật, V thể tích của toàn bộ vật. D, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. Câu 2: Khi thả cùng một vật vào trong nước và trong dầu mà nó đều nổi thì * A, chưa đủ dữ kiện để đưa ra nhận xét về độ lớn của lực đẩy Ác si mét trong hai trường hợp này. B, độ lớn của lực đẩy Ác si mét trong dầu lớn hơn trong nước. C, độ lớn của lực đẩy Ác si mét tác dụng lên nó trong hai trường hợp bằng nhau. D, độ lớn của lực đẩy Ác si mét trong nước lớn hơn trong dầu.

2 câu trả lời

Đáp án:

$\text{1.D}$ 

$\text{2.C}$ 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

+ Từ công thức $F_A=dV$

Trong đó:

$F_A$ là lực đẩy Ác si mét.$(N)$

$d$ là trọng lượng riêng chất lỏng.$(N/m^3)$

$V$ là thê tích chiếm chỗ.$(m^3)$

Câu 2:

Khi vật nổi thì $P=F_A$

Nên khi vật nổi trên nước thì $F_{An}=P$

Nên khi vật nổi trên dầu thì $F_{Ad}=P$

Nên $F_{An}=F_{Ad}$

   `flower`

Đáp án + Giải thích các bước giải:

`1.D`

Công thức tính lực đẩy acsimet : `F_A=d.V`

`-` `d` : Trọng lượng riêng phần chất lỏng mà vật tiếp xúc `(N//m³)`

`-` `V` : Thể tích phần vật chiếm trong chất lỏng hay thể tích nước dân lên so với ban đầu `(m³)`

`2.C`

`-` Vật nổi trong nước : `F_A1=P` `(1)`

`-` Vật nổi trong dầu : `F_A2=P`   `(2)`

`to` Từ `(1)` và `(2)` `to` `F_A1=F_A2`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm