Câu 1: Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?
A. Doanh nghiệp. B. Tổ chức. C. Công ty. D. Cả A, B, C.
Câu 2: Điểm khác biệt trong chủ thể về khiếu nại với tố cáo là
A. Cá nhân. B. Tập thể. C. Doanh nghiệp. D. Công ty.
Câu 3: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là?
A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra.
Câu 4: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là?
A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra.
Câu 5: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?
A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là?
A. Trực tiếp. B. Đơn, thư. C. Báo, đài. D. Cả A, B, C.
Câu 7: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào?
A. Cơ quan điều tra.
B. Viện Kiểm sát.
C. Tòa án nhân dân.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
A. Làm đơn khiếu nại.
B. Làm đơn tố cáo.
C. Chấp nhận nghỉ việc.
D. Đe dọa Giám đốc.
Câu 9: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì?
A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.
B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.
C. Mặc kệ coi như không biết.
D. Nhắc nhở công ty X.
Câu 10: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?
A. Trung thực. B. Khách quan. C. Thận trọng. D. Cả A, B, C.