Câu 1: Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể lên ba mặt phẳng chiếu. Mặt phẳng chiếu nằm ngang gọi là gì? Câu 2 :Hình chiếu đứng có hướng chiếu như thế nào? Câu 3: Hình chiếu cạnh có hướng chiếu như thế nào? Câu 4: Hình chiếu bằng có hướng chiếu như thế nào? Câu 5: Thế nào là hình hộp chữ nhật? Câu 6: Thế nào là hình lăng trụ tam giác đều?
2 câu trả lời
Câu 1: Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể lên ba mặt phẳng chiếu. Mặt phẳng chiếu nằm ngang gọi là :
- Mặt phẳng chiếu bằng.
Câu 2 :Hình chiếu đứng có hướng chiếu :
- Từ trước tới.
Câu 3: Hình chiếu cạnh có hướng chiếu :
- Từ trái sang.
Câu 4: Hình chiếu bằng có hướng chiếu:
- Từ trên xuống.
Câu 5: Hình hộp chữ nhật là hình đc :
- Bao bởi sáu mặt là hình chữ nhật.
Câu 6: Hình lăng trụ tam giác đều là hình :
- Có ba mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác đều
~Học tốt~
Câu 1: Mặt phẳng vuông góc với vật thể có chiều nằm ngang, ta có thể tưởng tượng ra được chiều từ trên xuống, khi chiều từ xuống thì đó là hình chiếu bằng => mặt phẳng đó là mặt phẳng chiếu bằng.
Câu 2: Hình chiếu đứng thuộc các mặt phẳng chiếu đứng và có hướng chiếu từ trước tới.
Câu 3: Hình chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu cạnh và có hướng chiếu từ trái sang.
Câu 4: Hình chiếu bằng thuộc các mặt phẳng chiếu bằng và có hướng chiếu từ trên xuống.
Câu 5: Hình hộp chữ nhật là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh.
Câu 6: Hình lăng trụ tam giác đều là hình lăng trụ có hai đáy là 2 hình tam giác đều.