Câu 1: Đầm phá là một dạng địa hình độc đáo ở duyên hải miền Trung, đặc biệt ở Thừa Thiên – Huế. Nguyên nhân hình thành và diện mạo của địa hình ra sao?
2 câu trả lời
- Nguyên nhân hình thành: Đầm phá hình thành ở những nơi giàu nguồn bồi tụ cát ven bờ, động lực sóng mạnh và thuỷ triều không lớn
- Diện mạo của địa hình: hình dáng kéo dài, được ngăn cách với biển bởi hệ thống đê cát dạng cồn đụn và có cửa thông với biển
Câu 1: Đầm phá là một dạng địa hình độc đáo ở duyên hải miền Trung, đặc biệt ở Thừa Thiên – Huế. Nguyên nhân hình thành và diện mạo của địa hình ra sao?
TL :
Đầm phá nói ở đây là đầm phá tự nhiên. Ở ven biển Thừa Thiên – Huế có một dải đầm phá dài 60 km, rộng từ 1 đến 6 km, sâu từ 0.1 – 0.3 km. Các đầm phá này thông với nhau, tạo thành một dải và bị ngăn cách với biển bằng một lưỡi cát kéo dài, có chỗ cao 30 m. Đầm phá thông với biển qua các cửa hẹp (mỗi cửa rộng khoảng 1 – 1,5 km). Đầm phá cũng là nơi các con sông đổ nước vào, do đó ở đây có nước lợ và rất giàu tôm, cá, rau câu…
Dải đầm phá ở Bắc Trung Bộ được hình thành cách đây trên 3000 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ vật liệu trầm tích ở sau một mũi đất nhô ra biển, hình thành trên một doi cát. Doi cát này càng ngày càng dài ra , vây kín một vùng nước biển tạo thành đầm. Đầm vẫn có nước sông trong đất liền chảy ra và vẫn có cửa thông với biển nên gọi là phá. Ví dụ: phá Tam Giang.