Câu 1: Công thức tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều: A. v t b = S t B. v t b = t S C. v t b = F d D. v t b = S . t Câu 2: Một xe đạp đi với vận tốc 10 km/h. Con số đó cho ta biết: A. thời gian đi của xe đạp B. quãng đường đi của xe đạp C. xe đạp đi 1 giờ được 10km D. mỗi giờ xe đạp đi được 1000m Câu 3: Vận tốc của ô tô là 40 km/h, của xe máy là 12 m/s, của tàu hỏa là 600 m/phút. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần là: A. tàu hỏa – ô tô – xe máy B. ô tô – tàu hỏa – xe máy C. tàu hỏa – xe máy – ô tô D. xe máy – ô tô – tàu hỏa Câu 4: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A. vật sẽ chuyển động B. vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần C. vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều D. vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần Câu 5: Khi ngồi trên ô tô đang chuyển động hành khách thấy mình bị nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng? A. Xe đột ngột rẽ sang trái B. Xe đột ngột rẽ sang phải C. Xe đột ngột tăng vận tốc D. Xe đột ngột giảm vận tốc Câu 6: Trên lốp ô tô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh vì: A. trang trí cho bánh xe đẹp B. tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt C. giúp xe đi nhanh hơn D. xe chuyển động chậm hơn Câu 7: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động: A. gió thổi cành lá đung đưa B. một vật đang rơi từ trên cao xuống C. sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennit bị bật ngược trở lại D. khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần Câu 8: Công thức tính áp suất chất rắn là: A. p = S F B. p = F S C. F = p S D. F = S p Câu 9: Đơn vị của áp suất là: A. N.m B. N C. N/m D. N/m2 Câu 10: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta làm như sau: A. giảm áp lực lên diện tích bị ép B. tăng diện tích bị ép C. tăng áp lực và tăng diện tích bị ép D. tăng áp lực và giảm diện tích bị ép Câu 11: Một bình hình trụ cao 2,5 m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m 3 . Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 25000Pa B. 2500Pa C. 250Pa D. 25Pa Câu 12: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng A. lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu B. trọng lực của tàu C. lực ma sát giữa tàu và đường ray D. lực kéo đầu tàu và trọng lực của tàu II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1 (1,25 điểm): Một người đi xe máy trong 2 giờ đi được quãng đường 80 km. Tính vận tốc của người đó. Câu 2 (2,0 điểm): Biểu diễn các vectơ lực sau đây: a) Trọng lượng của một vật là 400 N (tỉ xích tùy chọn). b) Lực kéo 500N của một vật có phương nằm nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc 300, chiều hướng lên (tỉ xích tùy chọn). Câu 3 (1,0 điểm): Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2. Tính khối lượng của người đó. Câu 4 (2,75 điểm): Nêu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong đó. Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet. Cho biết tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
2 câu trả lời
Câu 1:
Vận dụng lý thuyết bài vận tốc.
Vận tốc trung bình trong chuyển động không đều được xác định bằng công thức:
vtb=St
Chọn A
Câu 2:
Vận dụng lý thuyết bài vận tốc.
Xe đạp đi với vận tốc 10km/h => quãng đường xe đạp đi được trong 1 giờ là 10km.
Chọn C
Câu 3:
Vận dụng cách đổi đơn vị:
1m/s=3,6km/h=60m/phut
Cách giải
Đổi
Suy ra: ô tô: 11,11 m/s; xe máy: 12 m/s; tàu hỏa: 10m/s
Vậy thứ tự vận tốc giảm dần là: xe máy – ô tô – tàu hỏa
Chọn D
Câu 4:
Vận dụng lý thuyết về hai lực cân bằng.
Dưới tác dụng của lực cân bằng:
+ Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
+ Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Chọn C
Câu 5:
Vận dụng lý thuyết về quán tính.
Khi ngồi trên ô tô đang chuyển động hành khách thấy mình bị nghiêng người sang phải => Xe đột ngột rẽ sang trái.
Chọn A
Câu 6:
Vận dụng lý thuyết bài lực ma sát.
Trên lốp ô tô, xe máy, xe đạp, người ta phải xẻ rãnh để tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
Chọn B
Câu 7:
- Gió thổi cành lá đung đưa => biến đổi chuyển động
- Một vật đang rơi từ trên cao xuống => biến đổi chuyển động
- Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennit bị bật ngược trở lại => quả bóng vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
- Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần => biến đổi chuyển động
Chọn C
Câu 8:
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép, được tính bằng công thức:
p=FS
Chọn B
Câu 9:
Vận dụng lý thuyết bài áp suất.
Ta có: p=FS. Áp lực F đơn vị là N; diện tích S đơn vị là m2 => áp suất p có đơn vị là N/m2.
Chọn D
Câu 10:
Vận dụng lý thuyết bài áp suất.
Ta có:
Áp suất: p=FS => áp suất tỉ lệ thuận với áp lực F, tỉ lệ nghịch với diện tích S.
=> Muốn tăng p ta phải tăng F và giảm S.
Chọn D
Câu 11:
Vận dụng lý thuyết bài áp suất chất lỏng.
Áp suất chất lỏng được xác định:
Chọn A
Câu 12:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu vì khi đó trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép.
Chọn B
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Sử dụng công thức: v=st
Cách giải
Vận tốc của người đó là:
Câu 2:
a)
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Mỗi đoạn ứng với 100N.
b)
Mỗi đoạn ứng với 100N.
Câu 3:
Phương pháp
Vận dụng công thức tính trọng lượng: P = 10m
Vận dụng công thức tính áp suất:
Cách giải
Ta có:
Lại có: P=10m⇒m=P10=54010=54kg
Vậy khối lượng của người đó là 54kg.
Câu 4:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết bài lực đẩy Acssimet.
Cách giải
- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác si mét.
- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:
FA=d.V
Trong đó:
+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3)
+ V: là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
Câu 1:
Chọn A
Câu 2:
Chọn C
Câu 3:
Chọn D
Câu 4:
Chọn C
Câu 5:
Chọn A
Câu 6:
Chọn B
Câu 7:
Chọn C
Câu 8:
Chọn B
Câu 9:
Chọn D
Câu 10:
Chọn D
Câu 11:
Chọn A
Câu 12:
Chọn B
Câu 1:
Sử dụng công thức: v=st
Cách giải
Vận tốc của người đó là:
v=st=802=40km/h
Câu 2:
Phương pháp
Cách giải
a)
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Mỗi đoạn ứng với 100N.
b)
Mỗi đoạn ứng với 100N.
Câu 3:
Phương pháp
Vận dụng công thức tính trọng lượng: P = 10m
Vận dụng công thức tính áp suất: p=FS
Cách giải
Ta có:
p=FS=PS⇒P=p.S=18000.0,03=540N
Lại có: P=10m⇒m=P10=54010=54kg
Vậy khối lượng của người đó là 54kg.
Câu 4:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết bài lực đẩy Acssimet.
Cách giải
- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác si mét.
- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:
FA=d.V
Trong đó:
+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3)
+ V: là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).