Câu 1: Chuyển động cơ học, đứng yên là gì? Nêu một số chuyển động thường gặp? cho ví dụ? Câu 2: Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động. ?Viết công thức tính vận tốc và đơn vị các đại lượng trong công thức ? Câu 4: Hãy trình bày cách biểu diễn vectơ lực: Câu 5: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghĩ sinh ra khi nào ? Cho ví dụ mỗi loại lực ma sát. Câu 6: Nêu cách làm tăng giảm lực ma sát ? Câu 7: Áp suất được tính như thế nào ? Viết công thức tính áp suất và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 8: Chất lỏng gây áp suất như thế nào ? Viết công thức tính áp suất chất lỏng và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 9: Áp suất chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? Câu 10: Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và đơn vị các đại lượng trong công thức? Câu 11: Hãy nêu điều kiện để vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 12: Khi nào có công cơ học ? Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào ? Viết công thức tính công cơ học và đơn vị các đại lượng trong công thức ? Các bạn làm ít nhất là 4 câu hoặc 5 câu nha Cảm ơn 😁

2 câu trả lời

Đáp án:

 câu 1 ) Chuyển động là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật làm mốc

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối

VD: - Chiếc xe chuyển động so với cây bên đường

- Người lái xe đứng yên so với chiếc xe máy nhưng chuyển động so với cây bên đường

Câu 2)

Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động

- Công thức tính vận tốc:

   v = s/t

Trong đó: v là vận tốc (km/h hoặc m/s)

                 s là quãng đường (km hoặc m)

                 t là thời gian đi hết quãng đường (h hoặc s)

Câu 4 )

Lực là 1 đại lượng véc-tơ, kí hiệu là F, đc biểu diễn =1 mũi tên có:

Gốc là điểm đặt của lực

Phương chiều trùng với phương chiều của lực

Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo tỉ xích cho trước

Câu 5 )

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động. Ví dụLực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loạiLực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác.

Câu 6 )

Tăng ma sát:

+ Tăng độ nhám (độ nhấp nhô) của bề mặt vật trượt lên

+ Làm vật gồ ghề

-Giảm lực ma sát:

+ Làm nhẵn bề mặt của vật

+ Giảm trọng lượng của vật lên bề mặt 

+ Chuyển lực MS trượt thành lực MS lăn 

+ Thay đổi vật liệu của mặt tiếp xúc

Câu 7)

Cách làm tăng lực ma sát:

– Tăng áp lực tiếp xúc (tăng khối lượng,…)

– Tăng độ nhám của vật

– Sử dụng vật liệu thô, gồ ghề,…

Câu 8 )

Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng là giá trị áp lực lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó.

Công thức tính áp suất: p = d.h

Trong đó:

+ h: độ cao của cột chất lỏng, tính từ điểm tính tới mặt thoáng chất lỏng, đơn vị m

+ d:trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m3

Ký hiệu: pĐơn vị: N/m2Pa (Pascal[1])

Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó. 

Câu 9) 

Câu 1: Chuyển động cơ học, đứng yên là gì? Nêu một số chuyển động thường gặp? cho ví dụ?

-Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.

-Một vật đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn luôn có giá trị không đổi

-Một số chuyển động thường gặp là:Chuyển động thẳng,chuyển động cong,chuyển động tròn,.. 

-Ví dụ:+Chuyển động:Ô tô đang chuyển động so với cây cối bên đường

           +Đứng yên:Hành khách đang đứng yên so với ô tô

Câu 2: Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động. ?Viết công thức tính vận tốc và đơn vị các đại lượng trong công thức ?

-Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

-Công thức:V=$\frac{s}{t}$ , trong đó:V là vận tốc

                                                            s là quãng được đi được

                                                            t là thời gian để đi hết quãng đường đó

Câu 4: Hãy trình bày cách biểu diễn vectơ lực:

-Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực)

-Phương,chiều trùng với phương,chiều của lực

-Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

Câu 5: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghĩ sinh ra khi nào ? Cho ví dụ mỗi loại lực ma sát.

-Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

-Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

-Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

-Ví dụ:

+Lực ma sát trượt:Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát.

+Lực ma sát lăn:Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát lăn.

+Lực ma sát nghỉ:Thùng gỗ nặng nằm im trên tấm gỗ đặt nghiêng.

Câu 6: Nêu cách làm tăng giảm lực ma sát ?

-Tăng ma sát:

+ Tăng độ nhám (độ nhấp nhô) của bề mặt vật trượt lên

+ Làm vật gồ ghề

-Giảm lực ma sát:

+ Làm nhẵn bề mặt của vật

+ Giảm trọng lượng của vật lên bề mặt 

+ Chuyển lực MS trượt thành lực MS lăn 

+ Thay đổi vật liệu của mặt tiếp xúc

Câu 7: Áp suất được tính như thế nào ? Viết công thức tính áp suất và đơn vị các đại lượng trong công thức.

-Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

-Công thức:P=$\frac{F}{S}$, trong đó:P là áp suất (N/$m^{2}$)

                                                            F là áp lực (N)

                                                            S là diện tích bị ép ($m^{2}$ )

Câu 8: Chất lỏng gây áp suất như thế nào ? Viết công thức tính áp suất chất lỏng và đơn vị các đại lượng trong công thức.

-Chất lỏng gây ra mọi phương lên đáy bình,thành bình và các vật ở trong lòng nó.

-Công thức:P=d.h,trong đó: P là áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)

                                             d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/$m^{3}$ )

                                             h là chiều cao của cột chất lỏng (m)

Câu 9: Áp suất chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào?

-Trọng lượng riêng chất lỏng (d)
-Chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó với mặt thoáng (h)

Câu 10: Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và đơn vị các đại lượng trong công thức?

$F_{a}$=P=d.V,trong đó :$F_{a}$ là lực đẩy Ác-si-mét (N)

                                        d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/$m^{3}$ )

                                        V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ ($m^{3}$ 

11: Hãy nêu điều kiện để vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng.

-Vật chìm:$F_{A}$ <P

-Vật nổi:$F_{A}$ >P

-Vật lơ lửng:$F_{A}$=P

Câu 12: Khi nào có công cơ học ? Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào ? Viết công thức tính công cơ học và đơn vị các đại lượng trong công thức ?

-Khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo phương của lực thì có công cơ học

-Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố:Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật di chuyển

-Công thức:A=F.s,trong đó: A là công của lực F (J)

                                            F là lực tác dụng vào vật (N)

                                            s là quãng đường vật dịch chuyển(m)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm