Câu 1: Áp lực là gì? Nêu đặc điểm của nó? Tại sao khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? Câu 2: Nêu sự tồn tại của áp suất chất lỏng? Tại sao khi lặng ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặng sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng ? Câu 3: Khi lên núi cao , khi xuống hầm sâu áp suất khí quyển thay đổi thế nào. Điều này có tác động gì lên cơ thể? Câu 4: Tại sao dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. Câu 5: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Câu 6: Một quả cầu bằng Đồng được treo vào một lực kế, khi ở trong không khí thì lực kế chỉ 17,8N, còn khi nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 15,8N. Hỏi quả cầu đó đặc hay rỗng ? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3 ; khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 (mn giúp mình với ạ, mình đang cần gấp, giải thích chi tiết giúp mình nha, ưu tiên giải 3 câu đầu trc nha mn)
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
`1:`
`-` Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
`-` Áp lực là lực có điểm đặt lên vật ,phương thẳng đứng,chiều từ trên xuống dưới.
`-` Vì do có áp suất tác dụng lên đất lớn,khi đi chân không thì chân sẽ lún xuống đất,khó di chuyển. Ta không thể giảm áp lực trong trường hợp này được nên phải tăng diện tích tiếp xúc để giảm áp suất tác dụng bằng cách kê tấm ván lên đường.
`2:`
`-` Trong chất lỏng, áp suất gây theo mọi phương lên đáy bình,thành bình và các vật ở trong lòng nó
`-` Vì khi lặn sâu,áp suất càng lớn,mà áp suất chất lỏng tác dụng theo mọi phương lên vật trong lòng nó ,do có sự chênh lệch áp suất bên trong và ngoài cơ thể nên ta thấy tức ngực,và mức độ tức ngực tăng theo độ sâu
`3:`
`-` Càng lên cao,áp suất khí quyển càng giảm,càng xuống hầm,áp suất khí quyển tăng.Do có sự chênh lệch áp suất bên ngoài và bên trong cơ thể nên khiến đau ,mỏi khớp,khó thở
`4:`
`-` Vì do hút nước -hút không khí bên trong ống nhựa ,khi đó áp suất khí quyển giảm. Do có độ chênh lệch áp suất ở trong và ngoài ống hút,mà bên trong áp suất khí quyển tác dụng nhỏ hơn bên ngoài nên áp suất khí quyển bên ngoài đẩy nước vào trong ống và đưa đến tận miệng ta để cân bằng áp suất.
`5:`
`5:`
$dv :22 000N/m^3$
`P' : 30N`
$dn :10 000N/m^3$
`P :?`
Gỉai
Thể tích vật :
`V=(Pn)/(dv-dn) = 30/(22000-10 000)=0,0025m^3`
Trọng lượng vật (số chỉ ngoài không khí của lực kế) :
`P=dv.V=22 000 .0,0025=55N`
`6:`
`P : 17,8N`
`P' : 15,8N`
$Dd : 8900kg/m^3$
$Dn :10 00kg/m^3$
Qủa cầu có đặc hay không ?
Gỉai
Trọng lượng riêng của đồng :
`dd=10Dd=10.8900=89 000` $N/m^3$
Trọng lượng riêng của nước :
`dn=10Dn=10.1000=10 000` $N/m^3$
Lực đẩy Acsimet tác dụng :
`F_A=P-P' = 17,8 -15,8 =2N`
Thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ (thể tích vật trong nước) :
`Vn = (F_A)/(dn) =2/10000=0,0002m^3`
Thể tích vật ngoài không khí :
`V = P/(dd) = (17,8)/(89000)=0,0002m^3`
Vì thể tích quả cầu trong nước bằng thể tích quả cầu ngoài không khí
`=>` Qủa câu đặc
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Phần1.Áp lực là gì?
=>Áp lực là lực ép vuông góc lên một mặt hoặc một diện tích tiếp xúc của đối tượng chịu lực.
2.Nêu đặc điểm của nó?
=>Áp lựclàlựcép tác động trên diện tích bề mặtcủamột vật theo phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. ... Tuy nhiên vì đã xác định được phương (vuông góc với bề mặt chịulực) và chiều (hướng vào mặt chịulực) nên khi nói vềáp lực, người ta có thể chỉ nói về độ lớn (cường độ).
3.Tại sao khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi ?
=>Khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp lực lên đường nên khi đi không bị lún.
Phần 2.Nêu sự tồn tại của áp suất chất lỏng?
=>Sự tồn tại của áp suấttrong lòngchất lỏngChất lỏnggâyáp suấttheo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó. Khác vớichấtrắnchất lỏnggây raáp suấttheo mọi phương. Như vậy,chất lỏngkhông chỉ gây raáp suấtlên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật trong lòngchất lỏng.
2.Tại sao khi lặng ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặng sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng ?
=>Khi càng lặn sâu thì áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.
Phần 3.Khi lên núi cao , khi xuống hầm sâu áp suất khí quyển thay đổi thế nào?
=>Càng lên cao,áp suất khí quyển càng giảm,càng xuống hầm,áp suất khí quyển tăng.
2.Điều này có tác động gì lên cơ thể?
=>Do có sự chênh lệch áp suất bên ngoài và bên trong cơ thể nên khiến đau ,mỏi khớp,khó thở
Phần 4.Tại sao dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng?
=>Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệnglà hiện tượng do áp suất khí quyển gây ra. Vì: Cắmống hút vàotrongcốc nước, bên trong và bên ngoài củaống hútđều tiếp xúc với không khí, đều chịu tác động của áp suất khí quyển, và áp suất khí quyển bên trong, bên ngoài bằng nhau.
Phần 5.
=> ẢNH ĐẦU TIÊN
Phần 6.Một quả cầu bằng Đồng được treo vào một lực kế, khi ở trong không khí thì lực kế chỉ 17,8N, còn khi nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 15,8N. Hỏi quả cầu đó đặc hay rỗng ? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3 ; khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 ?
=>ảnh thứ 2