Câu 1: (0.5 Điểm) Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái A . có vận động và có phát triển B . tĩnh cô lập C . có vận động không phát triển D . không vận động không phát triển Câu 2: (0.5 Điểm) Cơ sở để xác định thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm là mối quan hệ giữa A . vận động và mâu thuẫn B . vật chất và ý thức C . vận động và phát triển D . vật chất và mâu thuẫn Câu 3: (0.5 Điểm) Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng? A . Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển B . Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. C . Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất. D . Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. Câu 4: (0.5 Điểm) Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây? A . Luôn luôn vận động. B . Luôn luôn thay đổi. C . Sự thay thế nhau. D . Sự bao hàm nhau. Câu 5: (0.5 Điểm) Mâu thuẫn có vai trò như thế nào đối với sự vật và hiện tượng? A . nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng B . cơ sở cho sự tồn tại của sự vật và hiện tượng C . điều kiện vận động phát triển của sự vật và hiện tượng D . động lực vận động phát triển của sự vật và hiện tượng Câu 6: (0.5 Điểm) Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động? A . Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau. B . Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao. C . Các hình thức vận động không bao hàm nhau. D . Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp. Câu 7: (0.5 Điểm) Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây? A . Xã hội B . sinh học C . Hóa học D . Cơ học
1 câu trả lời
Câu 1: chọn A
Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng:
+ Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng
+ Trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
Câu 2: chọn B
Cơ sở để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, xem cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào và con người có nhận thức được thế giới hay không để phân chia các hệ thống thế giới quan: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
Câu 3: chọn A
Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển là sai vì vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Câu 4: chọn A
Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện Luôn luôn vận động vì vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Câu 5: chọn A
Mâu thuẫn có vai trò chính là nguồn gốc đồng thời là động lực của quá trình sự vật sự việc được biến đổi và phát triển.
Câu 6: chọn D
Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.
Câu 7: chọn A
Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động xã hội