Câu 01: Một phái dân chủ do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, được gọi là: A. “Phái cấp tiến”. B. “Phái cực đoan”. C. “Phái ôn hòa”. D. “Phái đấu tranh”. Đáp án của bạn: Câu 02: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ. C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế Đáp án của bạn: Câu 03: Đảng Quốc Đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào? A. Tầng lớp tri thức B. Giai cấp nông dân C. Giai cấp công nhân D. Giai cấp tư sản. Đáp án của bạn: Câu 04: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ? A. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu. C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ. D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái nặng nề. Đáp án của bạn: Câu 05: Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào? A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ B. Áp dụng chính sách "chia để trị". C. Thi hành chính sách “ngu dân”. D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa. Đáp án của bạn: Câu 06: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm: A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ. C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình. Đáp án của bạn: Câu 07: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVI B. Đầu thế kỉ XVIII C. Cuối thế kỉ XVIII D. Năm 1875 Đáp án của bạn: Câu 08: Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ? A. Anh và Mĩ. B. Anh và Pháp. C. Anh và Nhật. D. Trung Quốc và Pháp. Đáp án của bạn: Câu 09: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội? A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp. D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Đáp án của bạn: Câu 10: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay ( 1857 – 1859) mang tính dân tộc? A. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính. B. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng được lời kêu gọi của những người yêu nước. C. Cuộc khởi nghĩa có tác dụng to lớn trong việc đánh đổ ách cai quản của Anh. D. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến.
1 câu trả lời
câu 1 : Một phái dân chủ do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, được gọi là:
A ) pháp cấp tiến
câu 2 : Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?
D ) Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế
câu 3 : Đảng Quốc Đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?
D ) Giai cấp tư sản.
câu 4 : Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A ) Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.