Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi sau đây nào không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A:
Lang Biang.
B:
Rào Cỏ.
C:
Ngọc Linh.
D:
Chư Yang Sin.
2
Mùa mưa ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Bắc vào Nam không phải do
A:
gió mùa Đông Bắc gây mưa cho Bắc Trung Bộ vào thu đông.
B:
Tín phong Đông Bắc hoạt động mạnh vào mùa hạ trên toàn miền.
C:
gió Phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở ven biển Bắc Trung Bộ.
D:
gió mùa Tây Nam gây mưa cho Tây Bắc vào mùa hạ.
3
Hồ thủy điện Hòa Bình không có giá trị nào sau đây?
A:
Điều tiết lũ.
B:
Cung cấp điện.
C:
Bồi đắp phù sa.
D:
Nuôi trồng thủy sản.
4
Vị trí giáp biển không đem lại thuận lợi nào cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân ta?
A:
Cung cấp nhiều loại lâm sản quý hiếm.
B:
Cung cấp nguồn thủy sản biển đa dạng.
C:
Phát triển ngành giao thông vận tải biển.
D:
Có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm rộng.
5
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết hai tỉnh có ngã ba biên giới ở nước ta là
A:
Lai Châu và Lạng Sơn.
B:
Điện Biên và Kon Tum.
C:
Điện Biên và Gia Lai.
D:
Lai Châu và Kon Tum.
6
Phạm vi lãnh thổ của vùng núi Đông Bắc ở nước ta là
A:
giữa sông Hồng và sông Cả.
B:
từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
C:
phía nam của dãy Bạch Mã.
D:
nằm ở tả ngạn sông Hồng.
7
Giai đoạn Cổ kiến tạo là thời kỳ cực thịnh của loài bò sát nào sau đây?
A:
Thằn lằn.
B:
Khủng long.
C:
Ba ba.
D:
Cá sấu.
8
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn do
A:
các sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ.
B:
lượng mưa lớn, tập trung theo mù
C:
địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
D:
quá trình xâm nhập mặn tăng nhanh.
9
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh bắt đầu và kết thúc đường bờ biển nước ta là
A:
Quảng Ninh – Kiên Giang.
B:
Hải Phòng – Cà Mau.
C:
Hải Phòng – Kiên Giang.
D:
Quảng Ninh – Cà Mau.
10
Cho bảng số liệu: Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông ở nước ta
Picture 3
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện về cơ cấu diện tích lưu vực các hệ thống sông, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A:
Đường.
B:
Kết hợp.
C:
Cột.
D:
Tròn.