Cam nhan ve nhan vat Chi Dau

2 câu trả lời

Em tham khảo dàn ý chi tiết sau nhé:

Mở bài

- Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm.

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài

a) Tình thế của gia đình chị Dậu

- Chuyện xảy ra ở làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh. Đến kì nộp sưu, anh chị phải chạy vạy ngược xuôi nhưng vẫn không đủ tiền.

- Trước khi bị bắt ra ngoài đình, anh Dậu đã ủy quyền cho chị lo việc nhà. Chị bán cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế. Chị đã bán con, bán cho để nộp sưu cho anh nhưng vẫn thiếu xuất sưu của người em chồng đã mất từ năm trước nên anh Dậu vẫn chưa được tha.

- Đến khi anh bị ngất sửu chúng mới trả về cho chị Dậu. Chị nấu cháo cho anh ăn, anh vừa kề bát cháo lên miệng thì bọn cai lệ kéo đến thúc sưu. Anh sợ quá lăn đùng ra ngất.

- Gánh nặng gia đình, tính mạng anh Dậu phụ thuộc hoàn toàn vào sự chèo chống của chị - người phụ nữ con mọn, chân yếu tay mềm.

=> Hoàn cảnh cùng quẫn, éo le, khốn khổ của những gia đình nông dân trong thời bấy giờ.

b) Vẻ đẹp nhân vật Chị Dậu

- Đảm đang, chu đáo, hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng mình.

+ Chị nhanh chóng nấu cháo cho chồng ăn lót dạ

+ Chị lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an vừa ân cần hỏi xem chồng ăn có ngon miệng không

+ Dùng lời lẽ thật dịu dàng để động viên chồng

+ Múc cháo cho con

- Khéo léo, thấu tình đạt lí

+ Xin cai lệ thư thư cho mấy bữa để chuẩn bị tiền đóng sưu cho chồng

+ Cố gắng dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị.

+ Những lời văn xin chân thành bị cự tuyệt, chị đưa ra những lí lẽ thấu đáo, hợp tình: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ".

- Sức phản kháng mạnh mẽ:

+ Khi chúng vẫn ngang nhiên hành hạ, chị nghiến chặt hai hàm răng của mình mà nói: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" → Hành động: đẩy tên cai lệ ngã

=> Sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường bị đàn áp, chị phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân.

Kết bài: Nêu cảm nhận chung

Bài viết tham khảo:

Đề tài người nông dân là mảng đề tài quen thuộc trong văn chương trước và sau Cách mạng. Viết về đề tài này đã có bao ngòi bút được nhớ mặt đặt tên và Ngô Tất Tố cũng là một trong số đó. Ngô Tất Tố được mệnh danh là nhà văn của nông thôn, của người nông dân lao động Việt Nam và là một trong những tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông có vị trí tương đối vẻ vang trong lịch sử văn học Việt Nam trước Cách mạng.

Tắt đèn là tác phẩm có giá trị hiện thực và sức mạnh tố cáo sâu sắc. Viết về nạn thuế thân, tập trung vào mấy ngày thu thuế, Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực nông thôn đương thời một cách tập trung và điển hình. Qua mấy ngày “sưu thuế giới kỳ” này, tình cảnh thảm thương của người nông dân cũng như bản chát tham lam tàn ác của bọn thống trị phơi bày ra rõ nét hơn lúc nào hết.

Với số trang hạn chế, nhưng Tắt đèn đã kịp mô tả khá đủ mặt những lực lượng thống trị ở nông thôn trước Cách mạng. Đấy là bọn cường hào tàn nhẫn đè nén ức hiếp nông dân, chỉ chờ có dịp “đục nước” để được “béo cò”. Chúng nịnh bợ quan trên bòn hút của người nghèo. Đây là bọn địa chủ “đầu trâu mặt ngựa ăn thịt người không biết tanh”, vừa dốt nát, vừa keo kiệt ti tiện, mà điển hình là Nghị Quế. Hắn làm giàu một cách rất “cổ điển” là cho vay nặng lãi và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Luôn luôn tỏ ra “am hiểu thời thế”, “cái gì cũng nhắc đến Tây”. Là nghị viện hẳn hoi, nhưng hắn có đức “không thèm biết chữ”. Đó là bọn quan lại bỉ ổi dùng vợ làm một phương tiện thăng quan tiến chức như tri phủ Tư Ân. Đằng sau chúng, Ngô Tất Tô bằng ngòi bút thâm thúy của mình vẫn cho người đọc hình dung ra ít nhiều hình ảnh đen tối của bọn thực dân - tác giả của những tấm thẻ sưu. Bằng một ngòi bút hiện thực sắc sảo, chỉ cần một vài nét, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của chúng, mặc dù mỗi đứa lại có một dáng vẻ riêng.

Tuy vậy, giá trị to lớn độc đáo của tác phẩm Tắt đèn không phải ở chỗ phê phán xã hội đương thời, mà nằm ở chỗ nhà văn đã xây dựng được một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân. Xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã góp vào văn học Việt Nam một nhân vật điển hình. Nói như Nguyễn Tuân, chị Dậu xứng đáng là “tất cả của Tắt đèn".

Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng. Hai vợ chồng chị “đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào” mà vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ mặc”, gia đình “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Thế rồi, anh Dậu đau ốm, vụ thuế đến cùng với biết bao tai họa... Viết về số phận của người phụ nữ nông thôn, Ngô Tất Tố đã đặt ra được một vấn đề bức thiết nhất: cơm áo quyền sống của con người. Hình tượng chị Dậu có sức khái quát cao chính ở điểm này.

Giống như nhiều nhân vật phụ nữ trong văn chương truyền thống, chị Dậu vốn là một phụ nữ xinh đẹp nết na... Gặp hoàn cảnh hoạn nạn, nhân vật này trở thành “đốm sáng đặc biệt” (Nguyễn Tuân) khiến người đọc cảm thương trân trọng. Chị Dậu - một phụ nữ có tinh thần vị tha yêu chồng, thương con tha thiết. Việc chị tìm mọi cách để cứu chồng ra khỏi cảnh cùm kẹp, chị ân cần săn sóc anh Dậu, đặc biệt hành động dũng cảm lấy thân mình che chở cho người chồng đau ốm trước thái độ hung hãn của hai tên tay sai... cũng làm cho người đọc yêu mến và khâm phục. Chính tình yêu thương chồng đã tạo nên ở chị một sức mạnh quyết liệt bất ngờ.

Cũng như nhiều bà mẹ Việt Nam khác, chị Dậu rất mực thương con. Cùng quẫn, buộc phải bán đứa con đầu, chị như đứt từng khúc ruột, lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày nào đem được nó về nữa không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đói với “sợi dây thừng gò ở hai cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tý. Đứng trước khó khăn bất ngờ, tưởng chừng không thể vượt qua - phải nộp “một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con thì bé dại...” tất cả trông chờ vào sự chèo chống của chị. Trên thực tế, chị thành chỗ dựa của cả gia đình.

Đây cũng là một phụ nữ có ý thức sâu sắc về nhân phẩm. Chị đã từng phải: “chịu đứng vì số tiền nộp sưu”, nhưng chị vẫn đủ can đảm ném thẳng nắm giấy vào mặt tên tri phủ Tư Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp, chị đều thoát ra được. Đây chính là những biểu hiện đẹp đẽ của nhân phẩm, của tinh thần tự trọng. Thông minh sắc sảo, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm... nhân vật chị Dậu còn toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông thôn. Chị sống ở nơi tăm tối bị ức hiếp đè nén, nhưng tâm hồn vẫn sáng trong như đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Tóm lại, bằng thái độ trân trọng và sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, với tất cả những nỗi khổ sở đau xót, và đặc biệt với những phẩm cách trong sạch. Chính những yếu tố tích cực này khiến cho chị Dậu trở thành một “chân dung lạc quan”, luôn muốn “tung ra, khỏi bóng tối” (Nguyễn Tuân), vượt qua cái nhìn bi quan bế tắc của tác giả về tiền đồ của người nông dân.

Về mặt nghệ thuật, tác phẩm Tắt đèn ghi nhận một thành tựu xuất sắc của tiểu thuyết truyền thống.

Tắt đèn có cốt truyện rõ ràng, tình tiết mạch lạc, chặt chẽ, lời văn gọn gàng. Giống như các tiểu thuyết truyền thống, hệ thống nhân vật được chia thành hai tuyến hoàn toàn đốì lập nhau: chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện thường có ngoại hình đẹp với tư tưởng tình cảm trong sáng. Ngược lại nhân vật phản diện thường có ngoại hình xấu, hành vi tàn ác với tư tưởng tình cảm xấu xa.

Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã khắc họa được một số tính cách gần như những thuộc tính chung cho một giai cấp, một tầng lớp. Chị Dậu là nhân vật chính diện đẹp người, đẹp nết, tiêu biểu cho những người nông dân lao động. Nghị Quế là nhân vật phản diện ngu dốt, thô lỗ, tham lam, tàn nhẫn... tiêu biểu cho tầng lớp bóc lột. Nhân vật trong Tắt đèn ít khi có sự xung đột nội tâm và hầu như không biên đổi qua hoàn cảnh (chị Dậu trước sau vẫn là một người vị tha, đảm đang, chung thủy, thông minh...).

Một hạn chế của tác phẩm Tắt đèn là nhà văn chưa nhìn thấy tiền đồ của những người nông dân mà ông trân trọng yêu quý. Tác giả đặt tên cho tác phẩm là Tắt đèn và kết thúc tác phẩm bằng cảnh “trời tối om như mực” và cái tiền đồ của chị Dậu. Song, nhìn một cách khách quan đây là đặc điểm chung của văn học trước Cách mạng, ở thời điểm này đất nước chưa tìm được lối đi và các nhà văn bởi vậy chưa tìm được định hướng cho các nhân vật của mình. Dù vậy, nhân vật chị Dậu có phần nào thoát khỏi cảm quan hiện thực đen lối của tác giả, gieo vào lòng người đọc ít nhiều niềm hy vọng ở sự đổi đời của người nông dân lao động.

Một tác phẩm trường tồn với thời gian là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Tắt đèn với nhân vật chị Dậu đã làm được điều đó. Gần một thế kỉ trôi qua, những thổn thức vẫn rõ rệt trong lòng độc giả mỗi khi cầm lên tiểu thuyết này. Để làm được điều đó, phải kể đến những thành công về nghệ thuật đồng thời ghi nhận sức mạnh của một ngòi bút gắn bó máu thịt với nông dân, của một trái tim yêu ghét rạch ròi, mãnh liệt và nhất quán.

 

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, đặc sắc, trong đó tác phẩm nổi trội hơn cả, đó là tác phẩm “tắt đèn”. Tác phẩm như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. Chị Dậu là người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy, một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều

vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh đòi lại quyền được sống.

Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con và vô cùng đảm đang. Khi gia đình chưa có tiền nộp sưu, bọn quân lính đã bắt anh Dậu ra đình để chịu những đòn roi, đánh đập dã man của chúng. Đón chồng trở nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo. Chị tất tả chạy đi vay hàng xóm được nắm gạo để nấu nồi cháo loãng cho chồng. Trong lúc khó khăn, túng quẫn như vậy, chồng không muốn ăn, chị nhẹ nhàng giỗ dành, đút từng thìa cháo nhỏ cho anh ăn. Chị thấy chồng như vậy, chị đau cả bản thân mình nữa.

Trong lúc khốn khó, túng quẫn chị Dậu một mình xoay sở chống đỡ, chị trở thành trụ cột trong gia đình, mọi gánh nặng từ cuộc sống đè nặng lên vai chị. Khi chồng bị bắt đi, một mình chị thân gái phải chạy vạy khắp nơi để vay mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Chị phải mang cả đàn chó mới đẻ chưa mở mắt để gom đủ tiền. Và người mẹ đó phải mang đứa con của mình đi bán, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này, khi con chị xin van chị ở lại mà chị phải rứt lòng bán con đi. Nỗi đau ấy ai thấu hiểu được đây.

Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng, chị nhỏ nhẹ xưng “ông” với “con”. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, níu tay tên cai lệ, van xin. Chị tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ chồng mình khỏi nguy hiểm. Vì ngoài cách đấy ra chị không biết mình có thể làm được gì nữa. Một người vợ chỉ có thể cố gắng như vậy thôi. Nhưng khi cái danh dự của chị bị chúng nó coi thường lời van xin ấy, khi tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ lớn tiếng cảnh báo hắn.

Từ vị thế của kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chưởi chúng cho hả giận. Từ “ông- con” sang “bà- mày” thì chứng tỏ cơn giận đã lên đến đỉnh điểm. Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác nữa. Khi bị đặt bao tình thế như chị Dậu, thì không ai là không thể tức giận, ép quá thì núi lửa cũng phải phun trào chống lại. Chị cũng chỉ vì muốn bảo vệ cái gia đình nhỏ của chị. Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều điều gò bó từ cuộc sống, bị chèn ép, bị bóc lột, bị làm cho khổ quá rồi thì người ta sẽ không chịu được nữa.

Sau lời cảnh báo, chị nhảy vào đánh lại bọn tay sai tàn ác: “Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”. Chị ức quá rồi, chị bán sống, bán chết, không sợ gì nữa, có nhẫn nhục thì cuối cùng cũng sẽ chết thôi. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi. Chị không bảo vệ gia đình của mình thì sẽ không một ai bảo vệ cả. Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chị là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

Kết luận : chị là một nguwoif có khả năng chịu đựng cao