Cảm nhận về diễn biến tâm trạng ông Hai trong đoạn trích : Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ: bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường. Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ… - Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời: - Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây vất vả quá! - Ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác? - Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều. - Thì vưỡn! Lúa dưới ta vưỡn tốt nhiều chứ. Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: - Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để. - Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ. Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: - Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.

1 câu trả lời

`#PK`

Con người tha thiết yêu làng, luôn tự hào về làng mình, không ngờ có lúc phải xấu hổ đau đớn về làng. Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống có thử thách: ông Ha nghe tin làng mình theo giặc, tâm trạng của ông tràn ngập niềm vui, sự phấn chấn vì những tin chiến thắng, bởi thế khi gặp những người tản cư nhắc đến tên làng mình là ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi trong hi vọng: “Thế ta giết được bao nhiều thằng?”, điều đó cho thấy trong lòng, trong ý nghĩ của ông Hai, làng Chợ Dầu luôn có tinh thần chiến đấu, chiến thắng. Niềm tin về làng mình là thiết tha vững chắc. Nào ngờ câu trả lời của người đàn bà từ dưới xuôi lên “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”, đã khiến ông Hai từ sững sờ ngạc nhiên đến gần như choáng váng: “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. KL đã diễn tả tình yêu làng trong ông Hai bị tổn thương thật tinh tế. Từ đỉnh cao niềm vui, niềm tin, ông Hai như từng bước rơi xuống vực thẳm của nỗi đau. Thủ pháp miêu tả ngoại hiện để khắc họa nội tâm đã được sử dụg rất hiệu quả. Cách miêu tả này khiến người ta liên tươnge đến câu văn Nam Cao miêu tả lão Hạc trong tột cùng của nỗi đau khi bán cậu vàng đi. Hai cảnh ngộ, hai tình huống khác nhau nhưng nỗi đau của họ được diễn tả thật thấm thía. Đến khi trấn tĩnh được phần nào, ông Hai còn hỏi những người tản cư thông tin họ kể. Ông hi vọng mong manh đó chỉ là tin đồn. Nhưng rồi  những người tản cư kể lại quá rành rọt và khẳng định họ vừa từ dưới đấy lên khiến ông Hai không thể không tin. Từ “chỗ bất ngờ, choáng váng, ông Hai trở nên ngượng ngùng, xấu hổ”, ông đã nói lảng sang chuyện khác, cố ra vẻ bình thản che giấu tâm trạng của mình: “Hà, nắng gớm, về nào”. Ẩn sau câu nói như rất tự nhiên bình thản ấy là nỗi xấu hổ khi ông Hai không muốn ai biết mình là người làng Chợ Dầu, không ai biết mình đang đau đớn và choáng váng. Ông lão muốn thoát ra câu chuyện vừa nói nhưng sự xấu hổ, niềm mặc cảm cứ ám ảnh ông khiến ông lão chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông còn nghe lanh lảnh tiếng chửi theo “cái giống Việt gian bán nước”. Đó có thể là tiếng xì xào thật của mọi người cũng có thể do ông Hai tưởng tượng ra trong tâm trạng rối bời.

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm