2 câu trả lời
*Bạn tham khảo nha*
*Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm
2. Thân bài
- Phân tích các câu thơ và nêu nội dung
- Ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của bài thơ
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về bài thơ
*Bài tham khảo:
"Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ này được viết khi bà đi qua đèo Ngang và thấy mọi khung cảnh nơi đây. Bằng giọng thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, bà đã khắc họa lên một khung cảnh hoang vắng, hoang xơ của đèo Ngang nơi đây. "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả đối với khung cảnh.
"Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Cách mở đầu rất tự nhiên, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn. "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa", với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này.
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng lại chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Cảnh vật thì "lác đác" "chợ mấy nhà". Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang.
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc".
"Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
"Một mảnh tình riêng ta với ta."
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín.
Qua bài "Qua đèo Ngang", thể hiện lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.