1 câu trả lời
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên chính là một minh chứng rõ ràng nhất, là giọt lệ âm thầm khóc cho một dĩ vãng vàng son đã bị trôi vào quên lãng..
Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta vứt bút lông đi dắt bút chì.Toàn bài là tình cảm của nhà thơ, ngay từ đầu đã phảng phất sự u hoài trước nỗi niềm xót xa khi chứng kiến sự phai tàn của một giá trị tinh thần đáng quý. Ngôn từ thoạt đầu đầy âm thanh ồn ào, màu sắc tươi, dần dần xa vắng, mênh mông. Niềm đau xót của ông Đồ còn trở nên chua chát hơn gấp bội phần, khi cố bán chữ mà không ai mua, dù bị lãng quên, nhưng vẫn cố bám víu, cố kiên trì để mong đợi sự quan tâm của người đời…Trong chút hi vọng mong manh, ông vẫn gắng gỏi vì miếng cơm manh áo.Đáp lại sự chờ đợi vô vọng ấy là những dáng người tấp nập hững hờ.Hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng so với thời đại mới thì chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng. Qua hình ảnh ông đồ già, chúng ta thấy rất rõ, cái gì không hợp thời, lạc hậu, thì dù có cố, cũng không sao giữ lại được. Không gì cản nổi bước tiến của xã hội, của lớp trẻ.
Vũ Đình Liên từng viết: “Lòng ta là những hàng thành quách cũ/ Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa”. Thật vậy, hoài cổ như một đặc điểm cố hữu của hồn thơ ông, và trong muôn vàn bức tâm tư ấy, “Ông đồ” chính là một thanh âm sáng giá, nổi bật giữa đời thơ ông