Cảm nhận đoạn trích "sáng hôm sau mặt trời lên bằng con sào... Tu sửa lại căn nhà"
2 câu trả lời
`=>`Tặng bạn
Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam. Lần đầu tiên có một nhà văn xắn quần lội xuống bùn để lằng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai, của cuộc sống con người để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết.
Câu chuyện mở ra bằng một nạn đói khủng khiếp năm 1945 xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước. Đoạn văn đã miêu tả khung cảnh nhà Tràng nằm ở phần đầu của tác phẩm là một đoạn văn ngắn nhưng lại có sức ảm ảnh và lay động người đọc. Thông thường, căn nhà đón nàng dâu mới dù giàu nghèo cũng phải có sự chuẩn bị tươm tất nhưng ngôi nhà Tràng lại thiếu sức sống, bàn tay chăm lo của con người. Tuy nhiên, khung cảnh ấy không hề xa lạ với tình cảnh “cái đói và cái chết đang cận kề, người chết như ngả rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma”.
Khi nhìn thấy cảnh vật ấy, phản ứng của các nhân vật đã thay đổi và có sự chuyển biến. Trước hết là thị. Động từ “nén” đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Qua đây, ta thấy rằng thị cũng là người đàn bà ý tứ, tế nhị, biết điều, biết suy nghĩ cho người khác. Còn Tràng, khi dẫn thị vào nhà, tâm trạng và thái độ của chàng cũng có những diễn biến phức tạp. Bắt đầu là “xăm xăm bước vào trong nhà”, dọn dẹp sơ qua. Từ láy “xăm xăm” thu dọn đã cho thấy Tràng đã bắt đầu có ý thức thay đổi, cải thiện lại không gian sống của mình. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy sự lịch sự, tôn trọng của Tràng đối với người vợ mà mình đã “nhặt” về. Điều đó đã chứng tỏ trong tình cảnh cái đói, con người ta vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp. Đây chính là đặc điểm của văn Kim Lân.
Quang cảnh nhà Tràng dù vẫn là khung cảnh đơn sơ, nghèo khó nhưng nó không còn tuềnh toàng, thảm hại, lạnh lẽo, rúm ró như trước đây, nhưng bây giờ, nó thật ngăn nắp, gọn gàng, có bàn tay chăm lo của người phụ nữ. Nó không còn là không gian hiện thân cho sự tồn tại mà lúc này nó thực sự là không gian sống của con người.
Qua văn bản, người đọc đã hình dung rõ nét về nạn đói 1945. Thật cảm ơn nhà văn Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một tác phẩm hay đến như thế này.
DÀN Ý:
1. Mở bài
- Khái quát tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại chuyên viết truyện ngắn.
+ Vợ Nhặt là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông với một tình huông truyện đặc sắc và ý nghĩa
- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích trên là tâm trạng của nhân vật Tràng buổi sớm sau khi lấy vợ.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Đây là cuốn tiểu thuyết được nhà văn bắt tay vào viết ngay sau ngày CMT8 thành công. Ông viết được V chương sau đó bị bỏ dở vì toàn quốc kháng chiến chống Pháp 1954 khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Kim Lân quay trở lại cuốn tiểu thuyết này nhưng do bản thảo bị thất lạc, tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”. Đến năm 1962 khi in lại trong tập “Con chó xấu xí” tác giả đổi tên thành “Vợ nhặt”.
* Bối cảnh truyện: bối cảnh của năm đói, nạn đói, thu lại trong 1 xóm ngụ cư
* Khái quát về Tràng:
- Gia cảnh: nghèo khó
- Xuất thân: dân ngụ cư
- Tính cách: dở tính
- Ngoại hình: xấu xí
-> Không thể lấy nổi vợ.
=> Thế nhưng Tràng lại lấy được vợ trong một tình huống đầy trớ trêu và éo le
* Dẫn dắt đến yêu cầu của bài: Từ khi có vợ, Tràng đã thay đổi về tâm tính. Ta thấy rõ điều đó qua đoạn trích từ buối sáng hôm sau khi tỉnh dậy đến kết thúc tác phẩm.
* Tràng ý thức được hạnh phúc, trách nhiệm của mình
- Tràng ngạc nhiên vì mọi thứ xung quanh đều thay đổi, trở nên gọn gàng, tinh tươm hơn: nhà cửa sân vườn đều được quét dọn sạch sẽ, những chiếc quần áo rách như tổ đỉa đã được mang ra phơi, 2 cái ang nước đã được gánh đổ đầy, đống bùn đã được hót đi sạch sẽ, mẹ và vợ hắn thì đang giẫy cỏ, người thì quét sân.
- Tràng thấy cảm động và thấy mình yêu cái nhà này hơn ->ý thức được hạnh phúc
- Tràng thấy mình "nên người":
+ Thấy mình trưởng thành.
+ Có thay đổi lớn về tinh thần.
- Hành động "xăm xăm chay ra giữa sân"
+ Chỉ một từ láy "xăm xăm" mà gợi lên biết bao điều hăm hở, háo hức của Tràng trong từng bước chân chạy ra sân. Tràng tìm đến hạnh phúc và điều quan trọng hơn chính là Tràng tự ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình.
-> Có thể coi đây là bước ngoặt trong cuộc đời của Tràng. Hành động này là sự thay đổi tính cách và số phận của Tràng. Từ một con người đau khổ sang một con người hạnh phúc, từ một con người ngây dại thàn một con người có ý thức. Thế tức là Tràng đã được phục sinh tâm hồn nhờ có vợ.
* Nghệ thuật
- tài phân tích và miêu tả diễn biến nhân vật
-Về ngôn ngữ Kim Lân đã chọn lọc những từ ngữ giản dị quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân, xây dựng hình tượng nhân vật Tràng tiêu biểu cho người nông dân.
3, Kết bài
- tổng kết lại vấn đề