Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu"Tổng quan văn học Việt Nam

2 câu trả lời

Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê  “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời... ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về  những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi  nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô  với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.

Học tốt nhé ><

@女主角.

Sau khi học bài Tổng quan văn học Việt Nam em đã thu được nhất nhiều kiến thức có liên quan đến Văn học Việt Nam. Biết được các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian và văn học viết. Hiểu được quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ Văn học Trung đại cho tới Văn học hiện đại. Đồng thời cũng thêm nhiều cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam thông qua các tác phẩm văn học. Họ vừa yêu thiên nhiên, vừa có lòng yêu nước lại giàu đức hi sinh, nhân hậu. Đồng thời họ cũng có ý thức về mối liên hệ giữa con người cá nhân và con người trong một tập thể.

Hiểu được những điều ấy, khiến em càng thêm yêu và trân trọng mỗi một con chữ, mỗi một tác phẩm trong văn học Việt Nam. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ chúng em chính là không ngừng tìm hiểu, tích luỹ, kế thừa và trau dồi kiến thức. Để từ đó đem vẻ đẹp của Văn học Việt Nam vừa được gìn giữ, lại vừa được lưu truyền cho đến mãi sau này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm