cách phân biệt các biểu đồ

2 câu trả lời

1/ Biểu đồ tròn:

-Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ, kết cấu của đối tượng.

-Mốc thời gian chỉ từ 1-2 năm.

2/ Biểu đồ đường:

-Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, phát triển, tốc độ tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng -khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.

3/ Biểu đồ cột:

-Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. 

*Ví dụ như biểu đồ so sánh dân số, diện tích ...của 1 số tỉnh, biểu đồ so sánh sản lượng điện của 1 địa phương qua nhiều năm..

4/ Biểu đồ miền:

-Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. 

*Ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu...

5/ Biểu đồ kết hợp:

-Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

*Ví dụ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam. 

6/ Biểu đồ cột chồng:

-Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

1. Biểu đồ tròn (biểu đồ quạt):

- Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ, kết cấu của đối tượng.

- Mốc thời gian chỉ từ 1-2 năm.

2. Biểu đồ đường:

  Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, phát triển, tốc độ tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.

3. Biểu đồ cột:

  Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.

  Ví dụ: biểu đồ so sánh dân số, diện tích,... của một số tỉnh.

4. Biểu đồ miền:

  Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của 2 hoặc 3 nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên.

  Ví dụ: tỉ lệ  xuất và nhập khẩu,...

5. Biểu đồ kết hợp (giữa đường và cột):

  Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

  Ví dụ: biểu đồ thể hiện lượng mưa và nhiệt độ ở nước ta,...

6. Biểu đồ cột chồng:

  Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm