CÁC EM HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU ĐÂY : 1. Chuyển động cơ học là gì?Tại sao nói sự chuyển động hay đứng yên của một vật chỉ là tương đối? Cho ví dụ minh họa?Nêu các dạng chuyển động ? 2. Tại sao nói lực là một đại lượng vec tơ ? Nêu cách biểu diễn lực bằng mũi tên? 3. Kể tên các loại lực ma sát? Cho 1 ví dụ về ma sát có ích, 1 ví dụ về ma sát có hại?Khi nào xuất hiện các lực ma sát trên ? 4. Áp lực là gì ?Áp suất là gì? Công thức tính áp suất? Nêu cách làm tăng, giảm áp suất? 5.. Nêu đặc điểm của áp suất do chất lỏng gây ra? Viết công thức?

1 câu trả lời

1

+)Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học

+) Chuyển động hay đứng yên có tính tương đôi vì một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác
+) VD:

+Tàu đang rời khỏi sân ga ( So với toa tàu thì hành khách đứng yên, so với nhà ga thì hành khách chuyển động)

+Người lái xe máy đang chạy trên đường ( So với cây cối xung quanh thì người lái xe đang chuyển động, so với yên xe thì người lái đứng yên)

+) Chuyển động thẳng
Chuyển động tròn
Chuyển động cong

Chuyển động tròn
2.

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
3.

Có 3 loại lực ma sát:
Ma sát lăn: sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Vd: viên bi lăn trên sàn.
 Ma sát trượt: sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Vd: ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau.
Ma sát nghỉ: giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác. Vd: ta có thể cầm được các vật trên tay, các vật không bị trượt khỏi tay.
VD:

Lực ma sát có thể có hại

  • Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích. Khắc phục: Tra dầu vào xích xe
  • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục. Khắc phục: Dùng ổ bi.
  • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng. Khắc phục: Dùng xe lăn.

    Lực ma sát có thể có lợi

    • Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.
    • Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.
    • Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng
    • Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.
    • Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa

    4.

    Áp lực là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật hay lực ép vuông góc với mặt chịu lực. Theo nghĩa chung, cũng như khái niệm lực tổng quát, áp lực là đại lượng véc-tơ. Tuy nhiên vì đã xác định được phương (vuông góc với mặt chịu lực) và chiều (hướng vào mặt chịu lực) nên khi nói về áp lực, người ta có thể chỉ nói về độ lớn (cường độ).

       Đơn vị đo của áp lực là: Newton N
    Áp suất  làTác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất. Hiểu đơn giản là lực tác dụng vuông góc trên 1 diện tích là áp suất) diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì áp suất càng lớn.
    Công thức:

    P = F / S

    Cách để làm tăng áp suất

    Dựa theo đặc tính của áp suất, nếu muốn áp suất tăng lên, chúng ta có thể thực hiện một số cách sau:

    • Tăng lực tác động và giữ nguyên diện tích bị ép
    • Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép
    • Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bị ép

    Cách để giảm áp suất

    Cũng tương tự như cách tăng áp lực, để giảm đại lượng này, chúng ta có thể thực hiện một số cách như sau:

    • Giảm lực tác động và tăng diện tích bề mặt bị nén
    • Giữ nguyên lực tác động và tăng diện tích bề mặt nén
    • Giảm áp lực đồng thời giữ nguyên diện tích bị ép
      5.

      Áp suất chất lỏng

      Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng là giá trị áp lực lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó.

      Công thức tính áp suất: p = d.h

      Trong đó:

      + h: độ cao của cột chất lỏng, tính từ điểm tính tới mặt thoáng chất lỏng, đơn vị m

      + d:trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m3

      Ký hiệu: p Đơn vị: N/m2, Pa (Pascal)
      Đánh giá mình 5 sao nhé