Các biện pháp tu từ trong bài Tây Tiến

1 câu trả lời

+ Từ láy có giá trị tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”: khắc hoạ những nét vẽ gân guốc, khoẻ khoắn gợi được nét hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc

+ Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 2), lặp từ ngữ (dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm) với thủ pháp đối lập: "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" -> gợi độ cao đến ngạt thở của con dốc

+ Thanh điệu: ba câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, câu cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mở ra trước mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn và đạt đến đỉnh cao

+ Biện pháp tu từ nhân hoá: “súng ngửi trời”. Khẩu súng được nhân hóa như con người (chính là các anh đó thôi!) đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch, nhưng không kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây.

- Tác dụng: khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. => tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm