các bạn phân tích 2 câu thơ này như thế nào ạ: "Họ chuyền giọng điệu cho con mình tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân" Cảm ơn trước nhé
2 câu trả lời
"Họ chuyền giọng điệu cho con mình tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân"
Thật vậy, với những hình ảnh, chi tiết đẹp đẽ, sâu sắc đã khắc họa nên một câu thơ tuyệt diệu như này. Với cái đời sống khó khắn, khổ cực đã khắc họa rõ trong hai câu thơ trên. Chính cái đời sống khổ cực, khó khăn đã khiến những con người đã phải ra đi để tìm đến một nơi mới. Họ ra đi bởi cái sự tìm cho mình một vùng đất mới, một cuộc sống mới, một chỗ ở mới tốt đẹp hơn. Nhưng không vì thế mà họ quên đi cái quê hương yêu dấu, cái xã làng mà nơi họ đã từng sinh sống. Họ truyền cho nhau ngọn lửa mang tên sức sống của dân tộc Việt Nam. Họ đã gìn giữ và truyền lọi cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần, vật chất và cả tình yêu đất nước. Tuy vậy, họ vẫn không ngừng cố gắng đứng dậy, tiến lên phía trước. Qua đây tôi thấy rằng, với những hình ảnh, chi tiết tuy nhỏ bé nhưng nó đã khắc họa nên, cho người đọc thấy rằng cuộc sống tuy giản dị và khó khăn, khổ cự nhưng trong tấm lòng của họ vẫn rất trung thực, chân thực.
"Họ chuyền giọng điệu cho con mình tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân"
Bạn ơi liệu có hiểu đc những tấm lòng của người dân thôn quê qua hai câu thơ giản dị này ko ? Đời sống khổ cực đc thể hiện rõ : những chuyến di dân dài bất tận và kéo theo đó là nổi cực mỗi lần đi và rời. Bởi quá khổ nên phải đi tìm những mảnh đất khác có điều kiện tốt hơn những mỗi lần đu họ vẫn luôn nhớ tới cội nguồn của họ - làng, xã mà họ đã khôn lớn. Và cuộc sống khổ thật nhưng vẫn còn đọng lại tình thương máu mủ : dạy con họ từng lời nói. Ngày ngày gian khổ nhưng khi về vs tổ ấm họ vẫn là một thành phần trong tổ ấm của họ. Qua câu thơ trên có thể thấy đc bản chất giản dị và chân thực của người dân thôn quê mặc dòng đời cơ cực thế nào.
Học tốt ^•^