các bạn ơi tìm về lịch sử đi tìm cái gì , bạn nào trả lời nhanh nhất được hay nhất và 5vota

2 câu trả lời

đáp án:

Nhà Lý

Người sáng lập Thăng Long là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) cũng là người khai sinh triều đại Lý huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Ông là một nhà chính trị, một nhà quấn sự, một nhà văn hoá lớn.

Lên ngôi ở Hoa Lư (Ninh Bình), thấy vùng đất này không thuận cho việc phát triển thế nước đi lên, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa cập bến sông Nhị (sông Hồng) có rồng vàng hiện ra, thấy điềm lành, vua Lý cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (Rồng bay lên) – nay là Hà Nội.

Chiểu dời đô của vua Lý Thái Tổ nối rõ mục đích dời đô là:”đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời saun. Nơi co đủ điều kĩện để thực hiện mục đích đổ chính là Thăng Long: “Ở trung tảm bờ cõi dát nước, dược cái thế rồng cuộn, hổ ngồit vị trí ỏ giữa bốn phương Đông, Tấy, Nam, Bắc tiện hình thế núi sông sau trước. Ở dó địa thế rộng mà bàng phàngy vùng đát cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rát phong phú tốt tươi. Xem khảp nước Việt ta,f chỗ áy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhát của đé vương muôn dời”.

Tại Kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài,  cung điện, đền chùa và thành luỹ bảo vệ. Từ đố, Thăng Long với  hình ảnh Rồng bay lên đẹp đẽ và tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, mở đàu một giai đoạn phát triển lớn của đất nước. Cũng vì ý nghỉa đố, Lý Thái Tổ đặt quốc hiệu là Đại Việt. Trước đố, thế kỷ m (trước công nguyôn) Thục Phán dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương cũng dời đô từ miền trung du về miền Cổ Loa. Ngày nay tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội, vẫn còn di tích vòng thành Cổ Loa xây đáp cách đây 23 thế kỷ.

Nhỉn vào lịch sử thăng trầm của đất nước càng thấy được vị thế của đất Thăng Long so với các vùng khác trong nước là không đâu bằng. Triều đại Lý mở đầu, định đô ở Thăng Long đã chiến tháng hoàn toàn quân xâm lược Tống (xâm lược nước ta lần thứ hai). Tháng 3-1077 Lý Thường Kiệt người con sính ra ở Thăng Long, người anh hùng dân tộc đã biết kết hợp tài tình giữa quân sự, chính trị và ngoại giao, lập nên chiến thắng cố giá trị đè bẹp mộng tưởng xâm lược nước ta của vua quan nhà Tống. Từ sau chiến thắng đố, suốt 200 năm sau, nhà Tống không dám đụng chạm đến nước ta.

Nhà Trần

Nhà Lý suy vong. Triều Trần thành lập. Vua Trần Thái lồng lên ngôi năm 1226, vẫn đống đô ở Thăng Long. Kinh thành Thăng Long được mở rộng hơn trước, khu vực cư trú của nhân dân được chia thành 61 phường.

Triều đại nhà Trần đã lập nên chiến công hiển hách: ba làn chiến tháng những đạo quân xâm lược khét tiếng của đế quốc Nguyên Mông tràn sang nước ta trong vòng 30 năm (1258 – 1288). Tại kinh thành Thăng Long, đầu năm 1285 khi giặc Nguyên đang ào ào áp sát biên giới nước ta, vua Trần Nhân Tồng triệu tập hội nghị Diên Hồng. Các cụ phụ lão những đại biểu có uy tín của nhân dân cả nước được nhà vua mời về kinh thành để hỏi kế đánh giặc. Tiếng hô đồng thanh đánh! vang lên từ hội nghị Diên Hồng lại một lần nữa khẳng định đất thiêng Thăng Long là nơi qui tụ khí phách anh hùng dân tộc.

Nhà Trần suy vong. Nàm 1400 Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra triều Hồ và cho xây dựng kinh đô mới ở vùng An Tồn (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) gọi là Tây Đô (nhân dân quen gọi là thành nhà Hồ). Thời kỳ này Thăng Long gọi là Đông Đô.

Lợi dụng sự suy yếu của các vương triều nước ta, cuối năm 1406, nhà Minh huy động tới 20 vạn quân gồm bộ binh và kỵ binh vượt biên giới phía bắc vào xâm lược nước ta. Nhà Hồ chống đỡ với quân xâm lược không được bao lâu thì cha con Hồ Quí Ly bị giặc bắt đưa về giết ở Trung Quốc. Nãm 1407 giặc Minh chiếm Kinh thành Thàng Long, đổi tên là Đông Quan.

Nhà Lê

Lê Lợi khởi nghỉa ở Lam Sơn (Thanh Hoá), sau 10 năm chiến đấu đã đánh đuổi toàn bộ quân Minh ra khỏi bờ cõi, giải phống kinh thành Đông Quan và sau đổ đổi tên là Đông Kinh.

Tới triều Mạc, kinh thành trở lại tên gọi Thăng Long (1527).

Thời Lê – Trịnh (1533 – 1786) Thăng Long gồm hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức thuộc phủ Phụng Thiên.

Nhà Nguyễn

Năm 1802 Gia Long lập triều Nguyễn, đổng đô ở Phú Xuyên (Huế). Thãng Long vẫn là thủ phủ của 11 trấn Bắc Thành, nhưng chữ Long là Rồng được đổi thành chữ Long là Thịnh.

Năm 1831 Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội bao gồm .thành Thăng Long và một số vùng lân cận. Tền gọi Hà Nội cố từ đđ.

Năm 1858 triều đình Nguyễn bán nước, dâng Hà Nội cho Pháp. Thủ đô trở thành một thành phố thuộc Pháp suốt hơn nửa thế kỷ và vẫn mang tên là Hà Nội.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2- 9-1945 tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố với thế giới khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hà Nội trở lại vị trí thủ đô của một nước độc lập.

Thực dân Pháp tiếp tục dã tâm xâm lược nước ta. Dưởi sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta lại trường kỳ kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm (1946 – 1954) và kết thúc thắng lợi bàng chiến dịch Điện Biên Phủ toàn tháng ngày 7- 5-1954.

Năm 1954

Hội nghị Genève (Thuỵ Sĩ) công nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam dân chủ cộng hoà từ vỉ tuyến 17 trở ra Bác. Ngày 10-10-1954 thủ đô Hà Nội được giải phóng khỏi ách thực dân Pháp.

Trước khi rút khỏi Việt Nam, Pháp đã “bàn giao” miền Nam cho đế quốc Mỹ. Thế là nhân dân ta lại phải một làn nữa kháng chiến chống Mỹ hơn 20 năm và kết thúc bằng chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30- 4- 1975, giải phống hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối. Đất nước được thống nhất, Quốc hội khoá VI họp ngày 25-4-1976 đã chọn Hà Nội làm thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lịch sử Hà Nội thời kỳ đổi mới

Từ ngày ấy đến nay, Lịch Sử Hà Nội đã trải qua nhiều tháng năm phấn đấu gian khổ để đi lên cùng cả nước.

Từ hai thập kỷ gần đây, Hà Nội không những mở rộng về bốn hướng mà đã vươn lên tầm cao bằng những công trình xây dựng ngày càng đồ sộ. Chiều dài cắc đường phố’trong nội thành cộng lại tới gàn 400 km. Hà Nội ngày xưa trong tâm tưởng mọi người là 36 phố phường thì ngày nay con số đđ đã gấp lên nhiều lần, tới gần 500 phó phường (con số này sẽ còn tăng lên nữa).

Số dân Hà Nội hiện nay nếu kể cả ngoại thành là hơn 2 triệu người, ơ thời điểm này, người Hà Nội đang cùng với nhân dân cả nước chuẩn bị hành trang để kỷ niệm 1000 năm thành lập Hà Nội – nghìn nãm Thăng Long (1010 – 2010).

Theo quy hoạch đang được thực hiện thì đến năm 2010, Hà Nội sẽ có khoảng 3 triệu dân cả nội và ngoại thành. Diện tích thành phố sẽ lên tới 8000 km2. Xung quanh nội thành là các khu công nghiệp công nghệ cao, các thành phố vệ tinh… Lúc đđ số quận và số đường phố sẽ tăng khoảng gấp đôi hiện nay.

Tên gọi Hà Nội qua các thời

Địa điểm và tên gọi thủ đô Việt Nam từ thời vua Hùng đến nay:

Thời Hùng Vương (2879 – 258 trước CN) thủ đô ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ) ngày nay còn di tích Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Nãm 257 trước CN, Thục Phán thống nhất được hai nước Âu Vỉệt và Lạc Việt, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đổng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).

Sau chiến công vỉ đại đánh tháng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Từ đố Cổ Loa trở thành kinh đô (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Thời Trưng Vương (40 – 43) tức thế kỷ I sau CN thủ đô ở Mê Linh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).

Thời tiền Lý (542 – 602) thủ đô ở Long Biên (nay thuộc Hà Nội).

Thời Bố Cái Đại Vương và họ Khúc, họ Dương (thế kỷ vm đến thế kỷ X) thủ đô ở Đại La (nay là Hà Nội).

Thời kỳ Ngô Quyền (938 – 967) thủ đô ở Cổ Loa (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Thời nhà Đinh và (tiền) Lê (968 – 1009) thủ đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

Thời Lý, Trần, Lê thế kỷ XI đến thế kỷ xvm, thủ đô ở Thảng Long, Hà Nội).

Thời Hồ (1400 – 1407) thủ đô rời về Thanh Hoá gọi là Tây Đô (Thăng Long gọĩ là Đông Đô).

Sau 10 nãm kháng chiến chống quàn Minh giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua năm 1428, đặt thủ đô ở Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh.

Thời lầy Sơn, vua Quang Trung (1788 – 1801) đặt thủ đô ở Phú Xuân (Huế).

Thời Nguyễn (1802 – 1945) thủ đô cũng ở Phú Xuân.

Thời Việt Nam DCCH (từ 1945 trở đi) thủ đô là Hà Nội (Thăng Long xưa).

Với bề dày gần 1000 năm lịch sử, Hà Nội có gần 500 di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Vãn hoá thông tin công nhận và xếp hạng di tích.

Thành cổ Hà Nội

Cố từ đời Lý (thế kỷ 11). Lúc đầu thành bằng đất, về sau xây bằng gạch. Phía ngoài thành cố đảo, ngòi Ngự (con ngòi dành

riêng cho thuyền của vua nối liền với sông Hồng). Như vậy thuyên vua có thể theo sông TO Lịch rồi ngòi Ngự để ghẻ vào cung vua.

Thành có bốn cửa mở theo bốn hướng Đông, Tầy, Nam, Bắc. Bến sông Đông Bộ Đầu (gần dốc phố Hàng Than và Hoè Nhai) là quân cảng chính cùa kinh thành. Phía trước cửa Tầy (trước chùa Một Cột) là một quảng trường, thời nhà Lý hay mở hộí mừng sinh nhật vua. Phía cửa Nam có chợ và quảng trường nơi quan dân mở hội tung còn ngày Tết (chỗ vườn hoa Cửa Nam ngày trước, nay là các làn đường giao thông mới mở). Cửa Bắc mở ra trước sông lồ Lịch tức đường Phan Đình Phùng ngày nay.

Trong thành có núi Nùng, trên xây điện Kính Thiên. Thành chia làm 2 khu: khu Cấm thành là nơi vua ở, cổ cung Long An, Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi và cung Thuý Hoa là nơi ở của vài trăm cung tần mỹ nữ. Bên ngoài Cấm thành cd điện Càn Nguyên, phía trước điện là hồ Long Tri cổ trường đấu voi, cũng là nơi để cho quân sĩ thi tập múa võ, đá càu, hất phất… Ngoài ra còn có làu chuông, treo quả chuông lớn để ai cố việc oan ức thì lên đánh chuông sẽ được vua đích thân nghe và xử.

Xung quanh thành cố đắp một luỹ đất vừa làm thành, vừa làm đê, đđ là La Thành, hay còn gọi là Đại La Thành nay vẫn còn dấu vết. La Thành cố trổ nhiều cửa ô, c<5 lính canh gác như cửa ô Càu Giấy, cửa ô Yên Phụ, cửa ô Đống Mác, cửa ô Chợ Dừa…

Cuối thời Lý, Hoàng cung bị đốt cháy gần hết. Nhà Lê lên, phải xây dựng lại.

Đời Lê, thành được mở rộng sang phía Đông, chúa Trịnh lại xây phủ ở phía Đông Nam.

Năm 1803 vua Gia Long nhà Nguyễn đòng đô ở Huế, ra lệnh phá thành cổ Hà Nội, để xây thành mới vào năm 1805 theo kiểu vauban của Pháp. Thành hình vuông, bốn gdc có múi khế nhô ra, chu vi 5.142m, cao 4,4m, dày 16m. Mỗi phía có một cửa, riêng phía Nam cò 2 cửa. Cửa Bắc còn đến ngày nay vẫn mang vết đạn đại bác cùa quân Pháp bắn ngày 25- 4-1882 trong đợt Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Vị tướng giữ thành là Hoàng Diệu biết không giữ nổi thành đa tự treo cổ ở cây đa Võ Miếu (nay ở cạnh sổ nhà 32 đường Điện Biên Phủ).

Thành này cũng đã bị người Pháp phá huỷ từ nãm 1884 – 1887, nay chỉ còn lại vết tích điện Kính Thiên.

Điện Kính Thiên Xây năm 1428 đã bị phá hết nay chỉ còn lại nền và thềm đá tạc vào năm 1467. Đđ là bốn bậc đá chạm chạy dài suốt 8 cấp tạo thành 3 lối đi lên điện. Hai thành giữa chạm hình rồng uốn khúc. Hai dãy thành bên chạm những khối mây lửa cuồn cuộn và hoa lá cách điệu thể hiện tài nghệ chạm khắc đá của các nghệ nhân xưa.

Trong kho tàng cổ vật của Hà Nội, phải kể đến 3 pho tượng bàng đồng đen cỡ lớn, đặt thờ tại ba đền, chùa nội, ngoại thành.

–        Tượng Trấn Vũ bằng đồng đen đặt thờ tạỉ đền Quán Thánh (quận Ba Đình): tượng đúc năm 1677 đời vua Lê Hy Tồng. Tượng nặng 3.600 kg, cao 3,28m, chu vi 3,48m. Tượng cố hình dáng như một đạo sĩ, tốc bỏ xoã, một tay bất quyết,, một tay chổng thanh gươm lên lưng con rùa, có một con rắn quấn vào thanh gươm.

–        Tượng Trấn Vũ bằng đồng đen đặt thờ ở đền Trấn Vũ xã Thạch Bàn huyện Gia Lâm. Tượng được khởĩ công đúc từ năm 1788 đến năm 1802 mới hoàn thành, nặng 4.000 kg, cao 3,8m, chu vi tới 8m. Tượng ngồi uy nghi mặc áo giáp, đội mũ, chân để trần, cũng một tay bát quyết, một tay chống gươm cố rắn quấn.

–        Pho tượng đồng thứ ba đúc gần đây nhất và cũng co trọng lượng lớn nhất Việt Nam là tượng Phật A- di- đà đặt thờ tại chùa Ngũ Xá (quận Ba Đình). Tượng nặng 9.500 kg, cao 3,95m, chu vi 10,5 m, va ĩ rộng 2,3m, mắt và miệng đo theo chiều ngang bầng 20 cm, tai dài hơn 60 cm theo chiều dọc. Tượng đúc năm 1952 do kíp thợ đúc đòng của làng Ngũ Xá vốn nổi tiếng về kỹ thuật đúc đồng của Hà Nội đảm nhiệm.

xin hay nhất

~~~ học tốt ~~~

#Ri 👀✨        @@ Mong xin hay nhất ạ :33  $$ đánh muốn gãy tay :(((

* Giai đoạn lịch sử Hà Nội 

Diễn biến hình thành : 

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Nhà Lý có những chính sách để “Cố kết nhân tâm” trong cả nước, tranh thủ tù trưởng miền núi, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở chính trị thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến vùng rừng núi phía Bắc và Đông Bắc, đó là vùng biên cương có vị trí chiến lược trọng yếu của công cuộc củng cố nền quốc phòng, chuẩn bị kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Kinh đô Thăng Long của Đại Việt trở thành một đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của đất nước, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ văn minh Đại Việt.

-Giai đoạn 1 :

Thăng Long - Đời Trần 

-  Giai đoạn này, Thăng Long hiển hách chiến công, để lại dấu ấn lịch sử 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Tháng 1-1258, quân Nguyên Mông chiếm Thăng Long. Để bảo toàn lực lượng, triều đình nhà Trần quyết định tạm thời rút khỏi kinh đô Thăng Long. Ngày 29-1-1258, Trần Thái Tông dẫn quân tiến về Thăng Long. Quân ta mở cuộc tấn công quyết liệt vào Đông Bộ Hầu. Quân địch bị đánh bật ra khỏi kinh thành. Ngày 29-1-1258, Thăng Long được giải phóng. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên Mông của nhà Trần chiến thắng oanh liệt. Năm 1258, giặc Nguyên Mông lại xâm lược nước ta, một lần nữa chúng lại đánh chiếm Thăng Long. Lần thứ hai, với các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, quân dân nhà Trần giải phóng Thăng Long ngày 9-6-1285. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên Mông của nhà Trần đã đại thắng. Năm 1287, giặc Nguyên Mông lại xâm lược nước ta, lại đánh chiếm Thăng Long. Lần thứ ba, với chiến thắng Bạch Đằng, quân dân nhà Trần giải phóng Thăng Long ngày 9-4-1288, cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần thắng lợi rực rỡ. Nhà Trần đổi tên Thăng Long thành Đông Đô. Thăng Long.

-Giai đoạn 2 : 

Hà Nội đời nhà Hồ và Lê Lợi (1400 - 1527)

-Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lên ngôi vua. Năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Ngày 22-1-1407, quân Minh chiếm Đông Đô. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại. Cướp được nước ta, nhà Minh thi hành chính sách thống trị cực kỳ tàn bạo, hòng biến nước ta thành một quận huyện của chúng. Chúng đổi Đông Đô ra Đông Quan với nghĩa chúng là nước lớn, nước ta là nước nhỏ, là cửa quan phía Đông của Trung Hoa rộng lớn. Năm 1418 Lê Lợi phất cao cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1427, với chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi đại thắng quân Minh. Ngày 3-1-1428, Đông Quan được giải phóng. Ngày 29-4-1428, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhà Lê đổi Đông Quan thành Đông Kinh.

-Giai đoạn 3 :

Hà Nội thời Mạc, Lê trung hưng, Lê mạt (1527-1789)

-Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc lên thay (1527). Đông Kinh trở lại tên Thăng Long. Năm 1588, nhà Mạc cho đắp 3 lần lũy đất bảo vệ thành Thăng Long, đến năm 1592 thì bị nhà Trịnh phá hủy nhưng vào năm 1790 thì nhà Trịnh cho đắp lại thành Thăng Long.

Giai đoạn 4 :

Hà Nội thời Tây Sơn (1789-1802)

- Tháng 11-1788, quân Thanh xâm lược nước ta. Tháng 12-1788, quân Thanh chiếm Thăng Long. Tháng 1-1789, với chiến thắng Ngọc Hồi, quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã giải phóng Thăng Long. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đóng đô ở Huế. Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ).

Giai đoạn 5 : 

Hà Nội thời Nguyễn sơ (1802-1831)

-Năm 1802, Gia Long lên ngôi, cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân, Huế. Thăng Long vẫn là thủ phủ của Bắc thành. Năm 1831, vua Minh Mạng cho sáp nhập mấy phủ, huyện Từ Liêm, Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín vào kinh thành Thăng Long, lập thành tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội xuất hiện từ năm đó.

Giai đoạn 6 :

Hà Nội thời chống thực dân Pháp xâm lược

-Năm 1873, thực dân Pháp chiếm Hà Nội. Sau hơn 60 năm bị thực dân Pháp chiếm đóng, ngày 19-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi. Từ các cửa ô Cầu Giấy, chợ Dừa, Cầu Dền, Yên Phụ, các vùng ngoại thành Bưởi, Nghĩa Đô, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng, Hoài Đức, từ bên kia sông Hồng, đồng bào nườm nượp về Nhà hát lớn dự mít tinh rồi biểu tình vũ trang đánh chiếm Phủ Khâm sai, Tòa thị chính, Sở cảnh sát trung ương, sở Mật thám; giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Hà Nội cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. Ngày 10-10-1954, Hà Nội giải phóng. Sáng 10-10-1954, Ủy ban quân chính thành phố và bộ đội Đại đoàn 308 vào tiếp quản Hà Nội. 20 vạn nhân dân Hà Nội hân hoan đón mừng đoàn quân giải phóng qua 5 cửa ô, tiến về tập kết tại sân vận động Cột Cờ. Chiều 10-10, lễ mít tinh được tổ chức trọng thể tại sân vận động Cột Cờ, đánh dấu giờ phút lịch sử vẻ vang của Hà Nội.

Giai đoạn 7 :

Hà Nội thời chống Mỹ, cứu nước 

-Là đầu não của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Nội góp phần to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hai mươi năm, Hà Nội vừa xây dựng, vừa làm hết sức mình chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Từ năm 1954 đến 1975, Hà Nội có 8,9 vạn lượt người chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng Chạp năm 1972, Hà Nội đã làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”, bắn rơi 30 máy bay của đế quốc Mỹ, đập tan cuộc tập kích chiến lược cuối cùng của chúng bằng không quân vào thủ đô nước ta, buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút hết quân đội xâm lược về nước. Hà Nội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng đã lập công to, xứng đáng là Thủ đô anh hùng.

Giai đoạn 8 :

Hà Nội thời đổi mới

- Luôn luôn đi đầu cả nước trong thực hiện các nhiệm vụ chiến lược tiến hành và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Hà Nội là niềm tin của cả nước trong định hướng phát triển về mọi mặt. Uy tín và vị thế của Hà Nội ngày càng nâng cao trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trong 35 năm đổi mới, làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội, bộ mặt Thủ đô, Hà Nội có thế và lực mới để tiến nhanh và tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô giầu đẹp, văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc nghìn năm văn hiến Thăng Long 

* Những địa điểm nổi tiếng của Thủ Đô Việt Nam : 

1.Tháp Rùa Hồ Gươm - Biểu tượng của Thủ Đô  

2.Đền Ngọc Sơn:  Không Gian Văn Hóa Tâm Linh Giữa Lòng Đảo Ngọc

3.Phố cổ Hà Nội

4.Chùa Một Cột – Đóa hoa sen ngàn năm tuổi trong lòng Hà Nội

5.Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

6.Chùa Trấn Quốc – Ngôi Chùa cổ nhất ở Hà Nội

7.Cột cờ Hà Nội – Biểu tượng của tự do và độc lập

8.Hoàng Thành Thăng Long – Minh chứng cho sự phát triển của nền văn minh dân tộc

9.Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Nơi hướng về của triệu trái tim Việt

10.Nhà tù Hỏa Lò – Nơi những kí ức đau thương còn sót lại

11.Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử

12.Di tích lịch sử ở Hà Nội thành Cổ Loa

13.Thăng Long tứ trấn

Chúc bạn học tút :3 

------------Ri lớp 9 ---------

Câu hỏi trong lớp Xem thêm