các bạn mở bài sơn tinh thủy tinh bằng và thánh gióng bằng lời của mik vd : em thik nhất là câu truyện.............[đừng viết ngắn quá ] kết bài sơn tinh thủy tinh và thánh gióng bằng lời của mik vd nêu cảm xúc Em rất .................................... hoặc nêu ý nghĩa lưu ý : đừng lập lại trong sách nói chug không giống trong sách GIÚP MIK VỚI MIK VẪN CHƯA VỪA LONG Ý CỦA AI HẾT

2 câu trả lời

- Mở:

* Thánh Gióng:

Hôm trước mẹ dẫn em đi đến Đền Gióng ở làng Phù Đổng. Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre đằng ngà rì rào như lời của ngàn năm vọng về làm em lại nhớ đến câu chuyện "Thánh Gióng" mà em đã được học. (viết đoạn mới và bắt đầu kể chuyện)

* Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Sau khi học bài "Sơn Tinh, Thủy Tinh", em cảm thấy câu truyện rất hay và muốn kể lại cho mọi người người nghe câu truyện này. (viết đoạn mới và bắt đầu kể chuyện)

- Kết:

* Thánh Gióng:

Câu chuyện trên nói về hình tượng của Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước; đồng thời đan xen với yếu tố tưởng tượng kỳ ảo khiến cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, sinh động hơn. Và câu chuyện cũng nói về ý thức đánh giặc ngay từ buổi đầu dựng nước - cứu nước của nhân dân ta.

* Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Qua yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, "Sơn Tinh, Thủy Tinh" đã giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ có mong muốn chế ngự thiên tai; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao xây dựng nước của vua Hùng.

mở bài :Âm... ầm...ầm". Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.KẾT BÀI:Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: "Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của người dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?"