Các bạn giúp mình với :3 1. Nêu nguyên nhân suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường đất và biển. Nêu giải pháp 2. Giải thích sự khác biệt về mùa mưa lũ và mùa khô ở nước ta.

2 câu trả lời

CÂU 1

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
    + Rác thải từ các khu công nghiệp, đô thị, .
    + Không khí từ hoạt động của các nhà máy tại các khu công nghiệp, hoạt động đô thị hoá và vấn đề ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông.
    + Phân bón dùng trong nông nghiệp.    + Nước thải, bùn thải nuôi thủy sản, chế biến thủy hải sản. Các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng đang diễn ra. Cần có biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục để bảo vệ sức khỏe con ngƣời, tài nguyên sinh vật và sự phát triển bền vững.

-Một số biện pháp để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sau này:    - Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
    - Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật bảo vệ môi trường.
    - Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ.
    - Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy.
    - Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp.
    - Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên.
    - Bảo tồn đa dạng sinh học.
    - Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.
    - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. - Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.                      
 CÂU 2

+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
=> Như vậy mùa mưa và mùa lũ của từng lưu vực sông tại Việt Nam có sự khác biệt khá rõ rệt ở ba miền.

Nêu nguyên nhân suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường đất và biển

* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

. Nêu giải pháp

Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển

Hoàn thiện khung thể chế quản lý biển

Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển

Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM)

Quản lý dựa vào hệ sinh thái

Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ

Xây dựng các khu bảo tồn biển

Quản lý dựa vào cộng đồng/Mô hình đồng quản lý

...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm