Các bạn giúp mình nêu ra đặc điểm, công dụng, ví dụ, lưu ý về: -Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Trường từ vựng - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Trợ từ, thán từ - Tình thái từ - Nói quá - Nói giảm, nói tránh - Câu ghép - Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép Các bạn làm 7/10 câu tớ tick cho

2 câu trả lời

Em tham khảo nhé:

1.

Lý thuyết về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Khái niệm

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa cuả một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa cuả một từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.

Ví dụ

- Từ ngữ: bút.

+ Có nghĩa rộng hơn khi nó bao hàm nghĩa của một số từ khác như: bút bi, bút máy, bút chì…

+ Có nghĩa hẹp hơn khi nghĩa của nó được bao hàm trong nghĩa của từ khác như: đồ dùng học tập.

2.

Lý thuyết về Trường từ vựng

Khái niệm

- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

- Lưu ý:

+ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.

+ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

+ Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống lao động hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.

Ví dụ

- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn:

VD: Trường từ vựng "Hoạt động của con người" bao gồm các trường nhỏ hơn:
+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…
+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, nếm, nghe, sờ…
+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, vắt …

- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại:

VD: Trường từ vựng "Học sinh" bao gồm những từ khác nhau về từ loại:

+ Danh từ: Nam, nữ.

+ Động từ: Vui chơi, học tập, lao động…

+ Tính từ: Chăm chỉ, kiên nhẫn, hoạt bát…

- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:

VD: Từ “tay” có thể thuộc các trường từ vựng như:
- Trường từ vựng "cấu tạo của tay": ngón tay, cổ tay, bàn tay, móng, đốt…
- Trường từ vựng "đặc điểm của tay": Thon, búp măng, chuối mắn, chụt, què…
- Trường từ vựng "hoạt động của tay": Cầm nắm, ném, quăng… 

3.

Lý thuyết về Từ tượng hình, từ tượng thanh

Lý thuyết

- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người.

=> Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tra và tự sự.

Ví dụ

- Từ tượng hình: lênh khênh, khúc khuỷu, ục ịch, lù đù, lạch bạch…

- Từ tượng thanh: róc rách, khúc khích, tí tách, vi vu, ríu rít…

4.

Lý thuyết về Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Lý thuyết

- Khái niệm:

+ Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

+ Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

- Cách sử dụng:

+ Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

+ Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các tfw ngữ toàn dân có nghĩa tuonwg ứng để sử dụng khi cần thiết.

Ví dụ

*cấp độ khái quát nghĩa của từ

1. Khái niệm

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa cuả một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa cuả một từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.

2. Ví dụ

- Từ ngữ: bút.

+ Có nghĩa rộng hơn khi nó bao hàm nghĩa của một số từ khác như: bút bi, bút máy, bút chì…

+ Có nghĩa hẹp hơn khi nghĩa của nó được bao hàm trong nghĩa của từ khác như: đồ dùng học tập.

*trường từ vựng:

1.

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

2.ví dụ

a. Lưới, nơm, câu, vó -> dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản.

b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ -> đồ dùng để đựng trong gia đình (vật dụng).

c. Đá, đạp, giẫm, xéo -> động tác của chân (hành động).

d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi -> trạng thái tâm lý, tình cảm.

e. Hiền lành, độc ác, cởi mở -> tính cách người.

g. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì -> đồ dùng để viết.

*từ tượng hình , từ tượng thanh:

Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự: Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động hoặc mô phỏng âm thanh rất có tác dụng trong văn miêu tả, tự sự. Các từ này gợi ra những cảm xúc, suy nghĩ hoặ tưởng tượng, hình dung ra sự vật mà nhà văn và tác phẩm muốn diễn tả.