Các anh chị giúp em 1. Mẫu thứ ăn được để ở nhiệt độ thường 3 ngày. Mô tả hiện tượng và giải thích.

2 câu trả lời

Đáp án+Giải thích các bước giải:
 Khi để đồ ăn ở nhiệt độ thường 3 ngày thì thức ăn sẽ bị ôi thiu.
- Ôi thiu là hiện tượng thức ăn có mùi vị chua, xuất hiện sủi bọt, nấm mốc, biến dạng hoặc mùi thối rửa đến mức khó ăn. Thậm chí là không ăn được do các vi khuẩn gây hại xâm nhập và phát triển bên trong đồ ăn.
- Dấu hiệu của ôi thiu là gì?

Có thể thấy, thức ăn bị ôi thiu xuất hiện các dấu hiệu rất đặc trưng mà vi khuẩn gây hại xâm nhập vì bạn có thể quan sát bằng mắt thường, ngửi và nếm vị. Cụ thể là:

Thức ăn bị đổi màu: Các màu sắc thực phẩm được nấu chín có xu hướng chuyển sang màu sắc khác và xuất hiện thêm dấu hiệu mốc, sủi bọt hoặc rêu tùy theo mức độ ôi thiu.

Thức ăn bị biến mùi: Xuất hiện các mùi khó chịu như mùi chua hoặc mùi hôi đến nỗi khó ngửi.

Thức ăn bị biến dạng: Tùy theo món ăn mà mức độ biến dạng thực phẩm sẽ khác nhau. Chẳng hạn, đối với bánh mì bạn sẽ trông thấy rõ hình dạng của bánh dễ bị bóp méo hoặc phình to ra, có thể kèm theo hiện tượng chảy nước từ phần nhân bên trong.

2. Tại sao thức ăn lại bị ôi thiu?

Trường hợp, thức ăn bị ôi thiu có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Điện máy XANH có thể phân thành 3 nhóm nguyên nhân lớn như sau:

Để lâu ngoài môi trường

Mỗi nhóm thực phẩm đều có thời gian bảo quản khác nhau và kể cả khi chúng được nấu chín thì cũng có thời hạn sử dụng nhất định.

Do đó, việc để lâu thức ăn bên ngoài môi trường thường sẽ không tránh khỏi sự xâm nhập của một số vi khuẩn gây hại vốn tồn tại bên trong không khí, làm cho thức ăn bị ôi thiu.

Bảo quản không đúng cách:

Thức ăn còn dư sau bữa ăn, một số gia đình có thói quen để bên ngoài và đậy nắp vung (hoặc rổ) để tránh ruồi cũng như các côn trùng khác xâm nhập, rồi đến bữa ăn tiếp theo thì mới hâm nóng lại và sử dụng. Đây là thói quen vô cùng sai lầm.

Vì trong khoảng thời gian trước khi bạn hâm nóng để tiếp tục sử dụng, thức ăn có xu hướng bị các vi khuẩn bên trong không khi xâm nhập vào và nếu gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ nóng ẩm thì chúng sẽ phát triển, khiến cho thức ăn bị ôi thiu.

Ngoài ra, thói quen trộn lẫn nhiều thức ăn với nhau hoặc đậy quá kín đều có thể trở thành nguyên nhân làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu.

Các tác động bên ngoài:

Tác động môi trường bên ngoài chủ yếu là do nhiệt độ và độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phản ứng hóa học của những hợp chất có trong thức ăn.

Cụ thể, nhiệt độ và độ ẩm thấp sẽ làm chậm quá trình ôi thiu thức ăn diễn ra. Trái lại, nhiệt độ cao (từ 25 - 40 độ C) cùng với độ ẩm cao vào ngày trời nắng nóng như mùa hè, sẽ làm cho thức ăn nhanh chóng bị chua và bị hỏng cũng như xuất hiện các dấu hiệu khác của thức ăn bị ôi thiu.

3. Ăn phải thức ăn ôi thiu sẽ như thế nào?

Khi thức ăn bị ôi thiu, nghĩa là có sự xuất hiện của các vi khuẩn gây hại xâm nhập và làm cho thức ăn bị biến đổi mùi vị, nhất là quá trình hoạt động của vi khuẩn sẽ sinh ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe.

Vì thế, việc dùng thức ăn ôi thiu sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng hay một số dấu hiệu khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt, đối với những ai có sức đề kháng yếu như người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, đều có thể nguy hiểm tính mạng.

Hơn nữa, thức ăn bị ôi thiu thì hầu như sẽ không còn giá trị dinh dưỡng nữa, nên đừng thấy tiếc mà tiếp tục sử dụng bạn nhé!

4. Cách bảo quản thức ăn để không bị ôi thiu:

Sau khi đã biết rõ các dấu hiệu và nguyên nhân khiến cho thức ăn dễ bị ôi thiu, cũng không quá khó để bạn tìm ra cách bảo quản thức ăn để tránh được tình trạng này trước khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo một vài cách bảo quản như:

Hâm nóng thức ăn thường xuyên

Không thể phủ nhận việc hâm nóng thức ăn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời tạo cảm giác cho bạn ăn ngon hơn.

Tuy nhiên, cách bảo quản này thường chỉ áp dụng cho lượng thức ăn vừa đủ hoặc ít và nên sử dụng càng sớm càng tốt. Vì nếu hâm nóng thức ăn thường xuyên sẽ khiến cho chất dinh dưỡng biến mất, đôi khi còn sinh ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe ngoài ý muốn.

#baonhi110

Đáp án + Giải thích các bước giải:

1. Mẫu thứ ăn được để ở nhiệt độ thường 3 ngày. Mô tả hiện tượng và giải thích.

I . Ôi thiêu :

- Ôi thiêu là thức ăn ko bảo quản kĩ lưỡng sẽ bị mốc , có vị chua khi ngửi và có sủi bọt trắng . 

II. Tại sao thức ăn lại bị ôi thiu 

- Vì do chúng ta ko bảo vệ thực phẩm đúng cách và do tác động bên ngoài . Như thế  việc để lâu thức ăn bên ngoài môi trường thường sẽ không tránh khỏi sự xâm nhập của một số vi khuẩn gây hại vốn tồn tại bên trong không khí, làm cho thức ăn bị ôi thiu.

III . Nếu ăn chúng thức ăn bị ôi thiêu sẽ như thế nào

- Nếu chúng ta ăn phải thức ăn ôi thiu thì vi khuẩn từ cơm thiu sẽ lm ảnh hưởng tới chúng ta . Vì thế , nên chúng ta ăn sẽ bị ngộ độc thực phẩm như : buồn nôn , đau bụng , khó tiêu hóa , Đặc biệt, đối với những ai có sức đề kháng yếu như người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, đều có thể nguy hiểm tính mạng.

IV . Cách bảo quản thức ăn tránh ôi thiu 

-Ko nên bỏ thức ăn ở ngoài quá lâu .

-Thường xuyên hâm đồ ăn .

-Không thể phủ nhận việc hâm nóng thức ăn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời tạo cảm giác cho bạn ăn ngon hơn.

Chúng ta nên lm theo những cách này để thức ăn tránh bị ôi thiu .